Dưới thời đại công nghệ 4.0 phát triển, đường đua các các developer ngày càng trở nên khốc liệt để tranh nhau vượt trội hơn về mặt công nghệ, một trong những công nghệ nổi bật lên trong đó chính là Low Code. Nếu bạn vẫn còn đang thắc mắc và chưa biết Low Code là gì thì cũng đừng lo lắng, ở bài viết hôm nay, Enweb sẽ cùng với bạn đi tìm hiểu về khái niệm Low Code là gì nhé.
Low code là gì?
Low Code được biết đến là một phương pháp phát triển phần mềm mà ít yêu cầu hoặc thậm chí không cần viết code để xây dựng nên các ứng dụng và quy trình. Thay vì sử dụng các ngôn ngữ lập trình thông thường, với mô hình của low code thì developer hoàn toàn có thể sử dụng giao diện trực quan với các logic ở mức thường nhằm phát triển ứng dụng giúp tiết kiệm được thời gian, tiền bạc và công sức.
Trên thị trường hiện nay cũng đã xuất hiện kha khá các nền tảng low code vô cùng dễ sử dụng và mang lại hiệu quả như bubble.io, webflow.com, zapier.com,… hay Excel, PowerPoint cũng là những nền tảng low code được biết đến. Tuy nhiên những nền tảng này chỉ giới hạn những người dùng trong công cụ đó mà không thể phát triển bên ngoài nền tảng. Người dùng hiện nay có thể tận dụng những khả năng của low code để thực hiện những công việc đơn giản, hỗ trợ cho tự động hoá quy trình làm việc. Low Code được xem là một hướng tiếp cận phù hợp được với nhiều doanh nghiệp từ quy mô nhỏ đến lớn, đặc biệt là với những doanh nghiệp lớn.
Tìm hiểu thêm Chat GPT là gì?
Ưu nhược điểm khi làm việc với Low Code
Bất kỳ một nền tảng nào cũng sẽ có những ưu và nhược điểm của riêng nó. Việc hiểu về ưu và nhược điểm của nền tảng low code sẽ giúp cho bạn dễ dàng làm việc hiệu quả hơn với nền tảng này.
Những ưu điểm có thể kể đến như:
- Bất kỳ ai cũng có thể sử dụng nền tảng low code, dù biết về code hay không. Low code đã mở ra cánh cửa cơ hội cho những ai đam mê phát triển sản phẩm.
- Rút ngắn thời gian phát triển sản phẩm, tiết kiệm được nguồn lực sẵn có. Quá trình làm việc của doanh nghiệp cũng được tinh gọn lại nhờ nền tảng low code.
- Hỗ trợ người dùng trong việc tích hợp với các nền tảng khác, do đó các lập trình viên có thể tiết kiệm được thời gian.
Những nhược điểm của nền tảng low code bao gồm:
- Chưa thể hỗ trợ cho những bước sau trong quy trình phát triển sản phẩm. Đây cũng là khuyết điểm lớn làm cho nền tảng này chưa được phát triển mạnh mẽ và thay thế các phương pháp phát triển phần mềm thông thường.
- Nền tảng low code không thể phục vụ 100% nhu cầu, vì thế nếu bạn không chuyên về phát triển hệ thống thì có thể sẽ bị “kẹt” lại ở khâu nào đó mà không tìm được hướng giải quyết
- Không nhiều người hiểu được toàn bộ cách sử dụng của low code, do đó nếu có người rời khỏi team thì rất khó để có thể tiếp tục vận hành nền tảng.
- Còn phụ thuộc vào nền tảng, do đó nếu có những sự cố xảy ra thì việc chuyển qua một nền tảng khác không dễ chút nào.
Khám phá 10 cách kiếm tiền với Chat GPT cực hiệu quả TẠI ĐÂY
Lợi ích mà low code đem lại cho chủ doanh nghiệp
Bên cạnh việc hiểu về low code là gì và những ưu nhược điểm của nền tảng để phục vụ cho quá trình làm việc hiệu quả thì việc hiểu về những lợi ích mà nền tảng low code đem lại cho chủ doanh nghiệp cũng quan trọng không kém, bởi đây là cái mà các chủ doanh nghiệp thực sự quan tâm về nền tảng này.
Tăng độ nhanh nhạy
Đối với nền tảng low code thì các component, model hay các flow phức tạp đều được dựng nên từ trước đó, vì thế mà công việc được triển khai nhanh hơn ngay cả khi bạn không có kiến thức quá chuyên sâu về lập trình tạo ra sản phẩm. Điều này là cực kỳ có ích khi mô hình kinh doanh thay đổi, các doanh nghiệp sẽ có được những lợi thế khi họ nhanh chóng thay đổi theo.
Giảm giá thành
Từ trước đến nay, chi phí bỏ ra để phát triển phần mềm chưa bao giờ là rẻ và việc tận dụng low code có thể tạo nên những ưu thế cạnh tranh về mặt giá thành. Bởi bạn chỉ cần tốn công chi trả cho lần đầu rồi tái sử dụng nhiều lần sau đó. Theo đó, chi phí của doanh nghiệp cũng sẽ được cắt giảm tối đa.
Xuất hiện nhanh chóng
Low code có thể giúp doanh nghiệp trong việc triển khai ý tưởng một cách nhanh chóng dưới thời đại mà chỉ ngay khi có ý tưởng thì ứng dụng đã có sẵn trên store. Việc thời gian giảm xuống sẽ đồng thời giúp doanh nghiệp xuất hiện trên thị trường nhanh hơn, tạo được lợi thế cạnh tranh lớn so với đối thủ.
Xem thêm: Hướng dẫn kiểm tra chủ sở hữu tên miền vô cùng đơn giản
Tính năng nổi trội của Low Code
Sau khi nắm rõ về những lợi ích mà doanh nghiệp có được từ nền tảng low code là gì thì việc hiểu tính năng của nền tảng sẽ trở nên quan trọng. Những tính năng nổi bật của low code có thể kể đến như:
Visual Modeling Tools được hiểu là trực quan hoá mô hình. Người sùng sẽ dễ dàng nắm bắt được mô hình này thông qua việc xây dựng sẵn cực kỳ trực quan. Những người sử dụng Visual Modeling Tools cũng không nhất thiết phải am hiểu công nghệ, từ đó các doanh nghiệp sẽ dễ dàng tiếp cận hơn với nền tảng.
Out-of-the-Box Functionality hay được viết tắt là OOTB chính là tính năng được phát hàng đầu dành cho Low code. Tính năng này giúp cho người dùng bỏ qua các khởi tạo ban đầu khi bắt đầu sử dụng low code đấy.
Drag-and-Drop Interface nghĩa rằng các model, component sẽ hoạt động đơn giản bằng việc kéo thả vào đúng chỗ mà thôi.
Security chính là tính năng sống còn của low code. Nếu sau khi lập trình rồi check nhiều lần mà vẫn còn bug về bảo mật, thậm chí còn bị tấn công bởi các hacker thì security là yếu tố không thể bỏ qua được đấy.
Scalability là tính năng mở rộng. Đây cũng chính là điểm thường được đem ra so sánh giữa low code và code thông thường. Mặc dù ở khía cạnh này low code có phần thua kém nhưng trong tương lai thì không thể dám chắc nó vẫn còn thua kém với cách phát triển phần mềm truyền thống đâu.
Không thể bỏ lỡ dịch vụ: Chạy quảng cáo Google tại Đà Nẵng
Thiết kế website Đà Nẵng hy vọng thông qua những chia sẻ về Low Code là gì ở trên, bạn đã phần nào hiểu rõ hơn về ưu nhược điểm cũng như những lợi ích mà platform này mang lại cho doanh nghiệp. Đừng quên tiếp tục theo dõi chúng mình để có thể cập nhật thêm những thông tin thú vị và kiến thức bổ ích nhé.