Nếu như bạn đang có nhu cầu mua một tên miền nhưng chợt phát hiện ra tên miền mà bạn ưng ý đã bị người khác dành mất. Vậy làm thế nào để kiểm tra chủ sở hữu tên miền đó để hỏi mua lại đây? Ở bài viết hôm nay, hãy cùng theo chân Enweb tìm hiểu xem đâu là những cách kiểm tra chủ sở hữu tên miền đơn giản nhất nhé.
Kiểm tra chủ sở hữu tên miền để làm gì?
Trước khi ra tay hành động và bắt đầu làm một việc gì đó bạn cần phải hiểu được mục đích mà bạn làm là gì và tại sao bạn cần kiểm tra chủ sở hữu tên miền. Thông thường việc tra cứu chủ sở hữu tên miền sẽ giúp bạn:
- Tìm được thông tin và cách liên lạc với chủ sở hữu tên miền đó.
- Có thể kiểm tra được trạng thái hiện tại của tên miền như: bạn sẽ biết thời hạn của tên miền để đặt mức giá hợp lí, từ đó bạn có thể liên lạch với chủ sở hữu tên miền này để gia hạn trước khi tên miền hết hạn.
- Thông qua việc kiểm tra bạn cũng có thể xác định được danh tính của tên miền.
Tìm hiểu thêm về Cookies là gì? Hướng cách bật Cookie trên các trình duyệt
Các cách để kiểm tra chủ sở hữu tên miền
Để kiểm tra chủ sở hữu tên miền thì sẽ có tương đối nhiều cách, tuỳ vào trình độ chuyên môn kỹ thuật của một người mà bạn có thể kiểm tra được kết quả một cách nhanh chóng. Và sau đây, Thiết kế website Đà Nẵng sẽ gửi đến bạn một số cách kiểm tra chủ sở hữu tên miền đơn giản nhé.
Kiểm tra tại web kdata.vn
Để kiểm tra chủ sở hữu tên miền tại web kdata.vn bạn có thể truy cập trực tiếp vào link https://kdata.vn/ => Sau đó bạn điền tên miền mà bạn muốn đăng ký vào ô kiểm tra là bạn đã có thể kiểm tra rồi. Thế nhưng, bạn chỉ có thể kiểm tra ra được những chủ thể không bảo mật thông tin thôi nhé.
Kiểm tra bằng công cụ WHOIS
WHOIS là công cụ được sử dụng chủ yếu cho việc kiểm tra chủ sở hữu tên miền. Bạn có thể thực hiện truy cập vào https://whois.icann.org/en để bắt đầu tra cứu thông tin mà bạn muốn một cách miễn phí. Trong trường hợp tên miền bị thiết lập quyền riêng tư, bạn có thể gửi thư điện tử ở phần liên hệ quản trị, sau đó yêu cầu sẽ được chuyển đến mail chủ sở hữu.
Khám phá ngay Google Site là gì? Cách tạo và sử dụng Google Site hiệu quả
Thông tin liên hệ trên website của tên miền đó
Có một cách đơn giản hơn có thể tìm ra được chủ sở hữu tên miền là truy cập vào website của tên miền đó. Nếu như tên miền có có đính kèm những thông tin khi truy cập website thì việc tìm kiếm sẽ trở nên dễ dàng hơn.
Nhờ sự giúp đỡ từ nhà cung cấp tên miền hoặc chuyên gia
Trong trường hợp bạn đã thử nhiều cách để tra cứu và tìm kiếm nhưng kết qur lại không mấy khả quan thì bạn có thể liên hệ với nhà cung cấp tên miền hoặc các chuyên gia để có được sự giúp đỡ. Tuỳ vào một số nhà cung cấp mà bạn có thể được hỗ trợ với các mức chi phí khác nhau.
Tìm hiểu tổng quan về công cụ WHOIS
Như đã đề cập ở trên, WHOIS là công cụ được khá nhiều người lựa chọn khi mong muốn kiểm tra chủ sở hữu tên miền. Ngoài chức năng đó thì WHOIS là một công cụ cũng tương đối hữu ích và còn mang đến bạn một số nguồn thông tin có giá trị. Theo dõi tiếp bài viết để tìm hiểu xem WHOIS là gì nhé.
WHOIS là gì?
WHOIS được hiểu một cách đơn giản là hoạt động của những công cụ hoặc chương trình thuộc một số tổ chức hoặc cá nhân nào đó trên Internet với mục đích kiểm tra các thông tin về tên miền từ cơ sở dữ liệu tên miền quốc tế.
Bật mí top 5 loại mã nguồn mở thiết kế web tốt nhất hiện nay TẠI ĐÂY
Những thông tin WHOIS cung cấp
Khi bạn thực hiện tra cứu trên WHOIS, bạn có thể được cung cấp nhiều thông tin, dưới đây là một số thông tin quan trọng mà bạn nên để mắt đến:
- Registrar: Bạn có thể biết được tên của nhà cung cấp dịch vụ tên miền thông qua mục này.
- Registrant: Thông qua mục này bạn có thể biết được ai là chủ sở hữu của tên miền. Có đôi khi nó sẽ ở chế độ “riêng tư” có nghĩa rằng chủ sở hữu đã ẩn đi thông tin này.
- Name servers: Mục này sẽ chứa các thông tin về địa chỉ DNS trỏ về tên miền.
- Domain status: Các thông tin về trạng thái của tên miền sẽ được hiện rõ ở đây.
- Registration date: Thông tin này cung cấp ngày mà chủ sở hữu đăng ký tên miền.
- Expiry date: Đây là thông tin về ngày hết hạn hoặc đáo hạn của một tên miền.
Những thông tin WHOIS cung cấp có những giá trị gì?
Với những mục thông tin trên bạn có thể biết được ngày mà tên miền được tạo ra cũng như ngày mà nó hết hạn. Dựa vào hai thông tin cơ bản này bạn hoàn toàn có thể chớp lấy thời cơ để mua lại tên miền khi nó được giải phóng. Tuy nhiên để chắc ăn rằng bạn có thể mua được tên miền thì những thông tin về vòng đời tên miền dưới đây có thể giúp ích được cho bạn đấy.
- Available là thời điểm tên miền đang tự do và chưa được sở hữu hay đăng ký bởi bất kì ai.
- Registered có thể là tình trạng mà tên miền mà bạn đang nhắm đến đã có người mua và giai đoạn này có thể kéo dài đến 10 năm.
- Expired là thời điểm mà tên miền đã hết hạn nhưng vẫn được sử dụng.
- Grace Period là giai đoạn mà nhà cung cấp sẽ cho bạn khoảng 30 đến 45 ngày để thực hiện quyền gia hạn tên miền, ở giai đoạn này thì người khác vẫn chưa thể đăng ký tên miền được.
- Redemption là giai đoạn mà chủ sở hữu quên gia hạn quá lâu và nếu muốn tiếp tục sử dụng tên miền này thì buộc phải “chuộc” lại.
- Pending Delete là lúc mà tên miền đang chờ đợi để chuyển về trạng thái Available, thời gian này có thể kéo dài 5 ngày.
Đừng để bỏ lỡ dịch vụ: Chạy quảng cáo Google tại Đà Nẵng
Hy vọng rằng thông qua những chia sẻ ở trên về cách kiểm tra chủ sở hữu tên miền ở trên thì bạn đã có thêm cho mình một vài skills cũng như hiểu hơn về công cụ WHOIS. Thiết kế website Đà Nẵng đảm bảo sẽ luôn cập nhật những tin tức mới lạ và thú vị, do đó đừng ngại ngần mà hãy tiếp tục theo dõi chúng mình để chờ đón nhé. Cảm ơn các bạn đã theo dõi!