Search
Close this search box.

Insight khách hàng là gì? Cách khai thác Insight khách hàng

Thấu hiểu Insight khách hàng hiện đang là điều ưu tiên số một trong quá trình triển khai chiến dịch Marketing, đảm bảo cho sự phát triển và tăng trưởng của doanh nghiệp. Đây cũng chính là lý do các doanh nghiệp đang ngày càng chú trọng việc xây dựng hình thành Data khách hàng. Trong bài viết hôm nay sẽ giúp bạn tìm hiểu về insight của khách hàng cùng với cách khai thác hiệu quả, mời các bạn cùng theo dõi!

Insight khách hàng là gì?

Insight khách hàng (Customer insight) được biết đến là những sự thật ngầm hiểu được doanh nghiệp sử dụng để hiểu được cách thức cùng với lý do khách hàng suy nghĩ và hành động.

Chiến lược này bắt nguồn từ niềm tin, hành vi của khách hàng, giúp thúc đẩy quá trình suy nghĩ, đưa ra quyết định và hành động mua hàng. Đồng thời, Nó còn hỗ trợ doanh nghiệp hiểu sâu hơn về khách hàng mục tiêu thông qua việc phân tích hành vi nhằm tìm ra sở thích, mong muốn, nhu cầu,… của khách hàng.

Insight khách hàng giúp doanh nghiệp hiểu lý do khách hàng suy nghĩ, hành động
Insight khách hàng giúp doanh nghiệp hiểu được lý do khách hàng suy nghĩ và hành động

Đừng bỏ lỡ: Hướng dẫn cách xác định chân dung khách hàng cho doanh nghiệp

Ưu và nhược điểm của Customer Insight

Việc phân tích Customer Insight đúng cách sẽ cho phép doanh nghiệp nhìn nhận được khuôn mẫu của hành vi mua hàng. Từ đó, xây dựng được mối quan hệ thân thiết cùng với khách hàng và tăng lợi thế cạnh tranh trước đối thủ. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm nổi bật phương pháp này cũng sẽ tồn tại một số nhược điểm nhất định.

Ưu điểm

Tăng lợi thế cạnh tranh, giành được quyền ưu tiên (Early bird)

Nếu như nghiên cứu insight của khách hàng tốt, doanh nghiệp sẽ dự đoán được xu hướng phát triển tương lai dễ dàng hơn. Thông qua đó, có được nhiều lợi thế đáng kể, có thể chuẩn bị trước các kỹ năng phục vụ khách hàng tốt hơn cũng như đạt được lợi thế cạnh tranh.

Customer Insight giúp đạt lợi thế cạnh tranh
Nghiên cứ Customer Insight tốt giúp đạt được lợi thế cạnh tranh

Nâng cao giá trị thị phần

Thấu hiểu khách hàng cũng đồng nghĩa với việc luôn đặt nhu cầu của khách hàng làm trung tâm cho tất cả hoạt động. Nhờ đó mà doanh thu cũng như lợi nhuận doanh nghiệp sẽ tăng lên một cách đáng kể thông qua cách tối đa hóa doanh số.

Thay đổi chiến lược để thích nghi với thời gian

Phân tích Customer Insight giúp doanh nghiệp của bạn xác định được mong muốn hiện tại và có thể sẽ xảy ra trong tương lai. Thông qua đó, có thể đề xuất các thay đổi tương ứng, như chiến dịch quảng cáo có phù hợp hay là chương trình khuyến mãi.

Customer Insight giúp doanh nghiệp đề xuất các thay đổi phù hợp
Phân tích Customer Insight giúp doanh nghiệp đề xuất các thay đổi tương ứng phù hợp

Nhược điểm

Customer Insight tồn tại một số nhược điểm nhất định như:

  • Mặc dù các thông số được ghi nhận từ Customer Insight hay được biểu thị ở dạng dữ liệu thống kê. Nhưng luôn có một yếu tố con người mà sẽ không có lượng dữ liệu nào diễn giải được.
  • Người dùng đôi khi thay đổi sở thích rất nhanh, nên có thể các công ty khó theo kịp được tốc độ thay đổi ấy.
  • Việc loại bỏ các sản phẩm cũ, tập trung quảng bá sản phẩm mới sẽ rất tốn kém.
  • Customer Insight không thể áp dụng cho tất cả khách hàng mà chỉ có thể đáp ứng một kiểu hoặc một phân khúc khách hàng nào đó.
Nhược điểm của Customer Insight
Customer Insight tồn tại một số nhược điểm nhất định

4P trong Marketing là gì? Cách phát triển chiến lược Marketing 4P, chi tiết: https://enweb.vn/4p-trong-marketing/

Vai trò của Insight khách hàng trong hoạt động marketing

Nếu phân tích đúng insight của khách hàng sẽ là điểm thuận lợi giúp nhận diện được các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua. Điều này giúp tạo nên sự thành công cho các chiến dịch marketing.

Tăng doanh thu, thị phần

Khi nghiên cứu, xác định đúng insight khách hàng sẽ giúp bạn hiểu rõ được đâu là trọng tâm của các hoạt động. Nhờ vậy mà đề ra được các phương án tập trung vào nâng cao cách thuyết phục khách hàng.

Xác định đúng insight giúp nâng cao thuyết phục khách hàng
Xác định đúng insight khách hàng giúp đề ra các phương án tập trung vào nâng cao thuyết phục khách hàng

Gia tăng lợi thế cạnh tranh

Insight chính là căn cứ quan trọng giúp đưa ra các định hướng phát triển một cách lâu dài trong tương lai. Từ đó, giúp doanh nghiệp nắm bắt cơ hội được trở thành người dẫn đầu trên thị trường và có nhiều lợi thế ở trong tay.

Tạo cơ sở cho sự thay đổi chiến lược

Thị trường kinh doanh luôn biến động trong từng giai đoạn, việc thích nghi và thay đổi chính là cách để tồn tại một cách lâu dài. Khi xác định đúng insight cuira khách hàng sẽ là cơ sở đưa ra chiến lược sản phẩm và chiến dịch quảng cáo phù hợp.

Insight giúp đưa ra chiến lược sản phẩm, quảng cáo phù hợp
Insight là cơ sở đưa ra chiến lược sản phẩm và chiến dịch quảng cáo phù hợp

Các yếu tố xây dựng Customer Insight

Việc thu thập insight khách hàng là một thử thách rất lớn đối với các doanh nghiệp. Vậy nên, bạn cần thu thập và sử dụng customer insight đúng cách thông qua những yếu tố sau.

Đảm bảo chất lượng data

Chất lượng data có vai trò rất quan trọng đối với việc thu thập customer insight. Trường hợp không có data chất lượng cao, các kết luận hoặc kết quả nghiên cứu được có thể sẽ bị ảnh hưởng lớn.

Có nhóm chuyên gia phân tích

Nhóm phân tích data là rất cần thiết, giúp bạn tìm ra được những điều mà khách hàng đang suy nghĩ và hành xử. Nếu như bạn không có nhóm phân tích phù hợp sẽ rất để hiểu dữ liệu đang cho biết điều gì.

Có nhóm chuyên gia phân tích
Nhóm phân tích data giúp bạn tìm ra được những điều mà khách hàng đang suy nghĩ và hành xử

Xem thêm: Bỏ túi ngay những cách chốt sale bách phát bách trúng, TẠI ĐÂY

Customer research

Nếu như hiểu, thừa nhận những hành vi của người tiêu dùng cùng với customer insight sẽ giúp bạn có thể tương tác với khách hàng về mặt cảm xúc. Nhằm làm được điều này, bạn không nên bỏ qua các kết quả của customer research, dù bạn có đồng ý với họ hay không.

Database, phân khúc thị trường

Database marketing được biết đến là một hình marketing sử dụng database khách hàng nhằm tạo ra các chiến lược quảng cáo đảm bảo phù hợp với từng người tiêu dùng.

Database marketing tạo ra các chiến lược quảng cáo
Database marketing tạo ra các chiến lược quảng cáo phù hợp với từng người tiêu dùng

Các bước khai thác Insight khách hàng hiệu quả

Để triển khai việc khai thác Customer insight cho doanh nghiệp thành công bạn có thể thực hiện theo 5 bước cụ thể sau:

Bước 1: Xây dựng chân dung của khách hàng mục tiêu

Đầu tiên, bạn cần nắm các thông tin cơ bản đến từ khách hàng như giới tính, tuổi tác, nghề nghiệp,… cùng các thông tin sâu hơn như về hành vi, sở thích,… đây chính bạn cần nắm các thông tin cơ bản đến từ khách hàng.

Nắm thông tin đến từ khách hàng
Cần nắm các thông tin cơ bản đến từ khách hàng

Bước 2: Nghiên cứu nhu cầu của khách hàng

Thông thường, nhu cầu của khách hàng sẽ xuất phát từ những động lực ở sâu bên trong diễn biến tâm lý phức tạp của khách hàng. Khi nghiên cứu, sẽ giúp bạn biết được khách hàng cần mua các sản phẩm có những tiêu chí gì.

Bước 3: Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh

Thông qua những chiến lược truyền thông, quảng cáo đến từ đối thủ, bạn có thể dễ dàng phân tích, tìm xem họ đang hướng đến nhóm yêu cầu và tâm lý nào của khách hàng mục tiêu.

Bước 4: Trò chuyện cùng khách hàng

Khi tiếp xúc trực tiếp, giao tiếp và tương tác với khách hàng là cơ hội gần nhất giúp bạn hiểu được tâm lý của họ là gì, động lực nào đã thúc đẩy họ,… và tổng hợp các thông tin có giá trị cho quá trình tìm kiếm insight và cá nhân hóa các trải nghiệm của khách hàng.

Tổng hợp các thông tin có giá trị khi tiếp xúc với khách hàng
Tổng hợp các thông tin có giá trị khi tiếp xúc với khách hàng cho quá trình tìm kiếm insight

Bước 5: Tổng hợp, phân tích số liệu và thông tin

Dựa vào các bước thu thập, nghiên cứu trên, doanh nghiệp của bạn sẽ có lượng thông tin thu nhận được rất lớn. Vậy nên, dữ liệu khách hàng cần được lưu trữ,  phân loại và thực hiện theo một quy trình thống nhất để tránh nhầm lẫn.

Tham khảo: Dịch vụ chạy quảng cáo Google Ads tại Đà Nẵng giá rẻ

Những sai lầm khi tiến hành xác định Customer Insight

Thông thường, một số sai lầm hay gặp phải khi xác định Insight của khách hàng có thể kể đến như:

  • Tệp của khách hàng nghiên cứu không đủ lớn để có thể đại diện cho tệp khách hàng mục tiêu.
  • Khách hàng hay nhầm lẫn hoặc qua loa khi trả lời khảo sát.
  • Chỉ tiến hành nghiên cứu nhân khẩu học nhưng lại nghĩ đó là insight của khách hàng.
  • Mắc sai lầm trong việc xác định chân dung của khách hàng mục tiêu.
  • Những người phân tích dữ liệu chỉ giỏi về việc phân tích mà không am hiểu về ngành
  • Chỉ nghiên cứu qua về nghiên cứu thị trường mà bỏ qua những kênh khác.
Sai lầm khi xác định Insight khách hàng
Có một số sai lầm thường gặp phải khi xác định Insight khách hàng

Lời kết

Có thể thấy, việc xác định và xây dựng insight khách hàng là yêu cầu rất cần thiết với mỗi doanh nghiệp nhằm đưa ra các dịch vụ và sản phẩm phù hợp với khách hàng cũng như có phương pháp tiếp cận đúng đắn. Mong rằng qua bài viết trên đã giúp bạn phần nào hiểu được insight của khách hàng cũng như cách khai thác thành công, từ đó giúp doanh nghiệp thu hút nhiều được khách hàng và kiếm được nhiều doanh thu hơn.

Cảm ơn các bạn đã quan tâm bài viết, mọi thắc mắc hãy liên hệ với EnWeb để được tư vấn, hỗ trợ nhé!