4P trong Marketing là gì? Cách phát triển chiến lược Marketing 4P

4P trong Marketing được biết đến là chiến lược Marketing kinh điển chưa bao giờ lỗi thời. Hiện chiến lược này được rất nhiều doanh nghiệp tin tưởng áp dụng nhờ tính điển hình cùng với mức độ hiệu quả cao. Trong bài viết hôm nay Enweb sẽ chia sẻ toàn bộ những thông tin quan trọng liên quan đến chiến lược Marketing 4P, mời các bạn cùng tham khảo.

Marketing mix là gì?

Mô hình Marketing Mix (Marketing hỗn hợp) là khái niệm được biết đến dưới dạng mô hình 4P trong Marketing, gồm có các công cụ quảng cáo trong Marketing sử dụng để đạt được thị trường mục tiêu.

Mô hình Marketing Mix có các công cụ quảng cáo trong Marketing
Mô hình Marketing Mix gồm có các công cụ quảng cáo trong Marketing sử dụng để đạt được thị trường mục tiêu

Đừng bỏ lỡ: Top 11 những ý tưởng kinh doanh ít vốn tiềm năng 2023

4P trong Marketing là gì?

4P trong Marketing là chiến lược kinh doanh cốt lõi đang được các nhà tiếp thị sử dụng với mục đích đạt được các mục tiêu tiếp thị. Chiến lược này được cấu thành từ 4 yếu tố cơ bản gồm có Product, Price, Place và Promotion.

4 chữ P ảnh hưởng quyết định mua hàng gồm:

  • Product (Sản phẩm): Sản phẩm được bán ra là gì?
  • Price (Giá): Sản phẩm có giá thành bao nhiêu?
  • Place (Địa điểm): Khách hàng có thể mua sản phẩm ở đâu?
  • Promotion (Quảng bá): Khách hàng tìm thấy sản phẩm của bạn bằng cách nào?
4P trong Marketing được cấu thành từ 4 yếu tố cơ bản
4P trong Marketing được cấu thành từ 4 yếu tố cơ bản gồm có Product, Price, Place và Promotion

Ý nghĩa của chiến lược Marketing 4P

Qua khái niệm về Marketing mix 4P có thể thấy chiến lược này được cấu thành từ 4 yếu tố cơ bản, để tìm hiểu chi tiết bạn có thể tham khảo những thông tin dưới đây.

Tạo ra sản phẩm mới chất lượng

Nếu muốn chiến lược Marketing mix 4P hiệu quả các doanh nghiệp cần nghiên cứu thị trường như nhu cầu, mong muốn của khách hàng một cách kỹ càng. Đây là cách giúp doanh nghiệp tạo ra được các sản phẩm đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Nâng cao giá trị của thương hiệu

Thông qua chiến lược marketing 4P sản phẩm cũng như thương hiệu sẽ được phổ biến trên thị trường, giúp duy trì mối quan hệ cũng như gia tăng lòng trung thành của khách hàng đối với thương hiệu. Từ đó, góp phần nâng cao giá trị, uy tín thương hiệu, hiệu quả kinh doanh và nâng cao lợi thế cạnh tranh của thương hiệu.

Chiến lược marketing 4P nâng cao uy tín thương hiệu
Chiến lược marketing 4P góp phần nâng cao giá trị, uy tín thương hiệu

Xem thêm: Low Code là gì? Những tính năng nổi bật của Low Code, TẠI ĐÂY

Tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh

Hiện nay, mức độ cạnh ở trên thị trường ngày càng khốc liệt trên tất cả các lĩnh vực, nên các doanh nghiệp phải không ngừng sáng tạo, nâng cao giá trị đến khách hàng. Thông qua chiến lược marketing mix, thương hiệu của bạn sẽ hiện thực điều này một cách hiệu quả.

Nâng cao lợi ích người tiêu dùng

Với việc thực hiện chiến lược 4P trong Marketing, người tiêu dùng sẽ nhận được rất nhiều lợi ích đến từ sản phẩm, giá bán cũng như sự thuận tiện trong việc mua hàng, các thông tin hữu ích,…

Chiến lược 4P nâng cao lợi ích người tiêu dùng
Việc thực hiện chiến lược 4P giúp người tiêu dùng nhận được rất nhiều lợi ích đến từ sản phẩm

Yếu tố quan trọng nhất trong 4P Marketing

Trong chiến lược 4P Marketing, yếu giá và khuyến mãi đóng vai trò khá quan trọng, có sức ảnh hưởng tới quyết định mua của khách với sản phẩm và dịch vụ. Tuy nhiên, chúng vẫn chưa là yếu tố quan trọng nhất mà yếu tố quyết định đến sự thành công trong các chiến dịch Marketing cũng như quan trọng nhất trong 4P đó chính là sản phẩm.

Sản phẩm chính là nền tảng, yếu tố khởi đầu để có thể phát triển 3 yếu tố còn lại. Vậy nên, các doanh nghiệp cần tập trung vào việc phát triển sản phẩm. Cần xem xét sản phẩm có đạt nhu cầu ở trên thị trường không? Mẫu mã, chất lượng thế nào? Sản phẩm của doanh nghiệp có điểm gì nổi bật?

Sản phẩm là yếu tố quan trọng nhất trong Marketing 4P
Yếu tố quan trọng nhất trong Marketing 4P đó chính là sản phẩm

Bỏ túi ngay những cách chốt sale bách phát bách trúng, chi tiết: https://enweb.vn/cach-chot-sale/

Ưu và nhược điểm của 4P trong Marketing

Ưu điểm:

  • Giúp tương tác cùng với khách hàng một cách dễ dàng.
  • Có thể dễ dàng đo lường được các thông số.
  • Tiếp cận được với công chúng mục tiêu một cách dễ dàng hơn.

Nhược điểm: 

  • Rất dễ tạo ra cảm giác phiền nhiễu đối với công chúng.
  • Có thể dễ dàng bị bỏ qua.
  • Mức độ cạnh tranh vô cùng khốc liệt.
Ưu và nhược điểm của 4P trong Marketing
4P trong Marketing có những ưu và nhược điểm nhất định

Các bước phát triển 4P trong Marketing cho doanh nghiệp

Việc sáng tạo, nắm bắt xu hướng là 2 yếu tố vô cùng quan trọng trong việc phát triển 4P Marketing. Theo đó, để có thể phát triển phát triển chiến lược này cho doanh nghiệp thành công bạn có thể làm theo các bước sau.

Bước 1: Xác định điểm bán hàng độc đáo (USP)

Đầu tiên, bạn cần xác định điểm khác biệt của sản phẩm hay dịch vụ của mình với các đối thủ cùng ngành. Có thể thực hiện bằng cách khảo sát người tiêu dùng nhằm nắm bắt nhu cầu, suy nghĩ và xác định đặc tính nổi trội của sản phẩm doanh nghiệp của mình.

Bước 2: Thấu hiểu được khách hàng

Tiếp theo, bạn phải xác định cũng như thấu hiểu khách hàng thông qua các câu hỏi như:

  • Ai sẽ là người mua sản phẩm, dịch vụ của mình?
  • Khách hàng đang gặp phải vấn đề nhức nhối nào?
  • Khách hàng có mong muốn gì đối với sản phẩm/dịch vụ của bạn?
Xác định và thấu hiểu khách hàng
Cần xác định cũng như thấu hiểu khách hàng thông qua các câu hỏi

Dựa vào 3 câu hỏi trên bạn có thể xác định được khách hàng mục tiêu của mình, từ đó đưa ra cải tiến sản phẩm đánh trúng được Insight khách hàng và lên kế hoạch cũng như chiến lược tiếp thị một cách phù hợp.

Bước 3: Nghiên cứu các đối thủ cạnh tranh

Sau khi đã thấu hiểu được nhu cầu, mong muốn của khách hàng mục tiêu, doanh nghiệp của bạn cần nghiên cứu đối thủ cạnh tranh như giá sản phẩm, ưu đãi, chính sách giảm giá, bảo hành,… với mục đích xác định mức giá, chính sách của sản phẩm cũng như lợi thế cạnh tranh.

Bước 4: Đánh giá các kênh phân phối, địa điểm mua hàng

Tại bước này bạn cần biết được khách hàng tiềm năng của mình mua hàng tại kênh nào, địa điểm ở đâu. Từ đó, chọn kênh phân phối phù hợp, mang lại doanh thu cho thương hiệu doanh nghiệp của mình.

Bước 5: Phát triển truyền thông (Promotion)

Bạn có thể dựa vào dữ liệu đã được thu thập từ các bước trên để triển khai chiến lược quảng cáo đến đối tượng khách hàng sao cho phù hợp với sản phẩm, dịch vụ doanh nghiệp của mình. Theo đó, cần tối ưu tính thu hút, tính năng, lợi ích nổi trội sản phẩm với mục tiêu gia tăng lượt chuyển đổi từ khách hàng.

Triển khai chiến lược quảng cáo đến đối tượng khách hàng
Dựa vào dữ liệu đã được thu thập để triển khai chiến lược quảng cáo đến đối tượng khách hàng

Tham khảo: Dịch vụ chạy quảng cáo Google Ads tại Đà Nẵng uy tín

Bước 6: Kết hợp các yếu tố 4P rồi kiểm tra tổng thể

Trong bước cuối cùng này bạn cần xem xét các yếu tố đã khớp lại với nhau chưa, nhằm đảm bảo mang lại hiệu quả chiến lược một cách vượt trội. Cả 4 yếu tố đều sẽ phụ thuộc nhau cũng như có sự liên quan mật thiết, tạo nên chiến lược thông minh và thành công. Vậy nên, bạn cần dành thời gian để đánh giá, đo lường sự kết hợp 4P một cách thường xuyên.

Lời kết

Trên đây là toàn bộ thông tin cơ bản về 4P trong Marketing mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc. Mong rằng qua bài viết, bạn sẽ có góc nhìn tổng quan hơn về chiến lược Marketing mix này trong doanh nghiệp cũng như có trong tay một số ý tưởng truyền thông hiệu quả.

Cảm ơn bạn đọc đã theo dõi website của Enweb trong thời gian vừa qua, chúc doanh nghiệp của bạn luôn gặt hái nhiều thành công!