Mã độc là gì? Phân loại phổ biến và cách phòng tránh mã độc hiệu quả

Mã độc đang trở thành mối đe dọa nguy hiểm cho những ai đang sử dụng thông tin trên mạng internet. Có những loại mã độc nào hiện nay? Chúng ảnh hưởng như thế nào lên hệ thống máy tính của chúng ta và cách phòng chống mã độc hiệu quả là gì? Theo dõi bài viết sau để tìm hiểu câu trả lời cho những băn khoăn trên nhé.

Mã độc là gì? Mã độc có phải virus không?

Mã độc (malware/malicious software) là khái niệm dùng để chỉ những phần mềm độc hại. Đây là một chương trình được viết với mục đích chèn vào hệ thống mạng hoặc phần mềm. Nhằm mục đích xâm nhập vào máy tính để đánh cắp thông tin, vi phạm bảo mật, gây hại cho hệ thống hoặc thực hiện các hành vi bất hợp pháp nào gây hại đến người dùng cá nhân, cơ quan, tổ chức.

Nhiều người vẫn lầm tưởng rằng mã độc chính là virus máy tính. Sự thật thì không phải như vậy, mã độc không phải virus mà virus chính là một phân loại mã độc. Mã độc là chỉ chung những phần mềm độc hại và bao quát khái niệm về tất cả những hình thức mang tính chất phá hoại hệ thống máy tính. Vậy nên virus chỉ là 1 nhóm mã độc chuyên biệt với khả năng nhân bản và phát tán nhanh chóng.

ma doc
Mã độc (malware) là khái niệm dùng để chỉ những phần mềm độc hại

Mã độc ảnh hưởng như thế nào đến hệ thống máy tính?

Không tự nhiên mà người ta gọi những phần mềm nhất định là mã độc. Chúng được xem là mối nguy hại hàng đầu trên toàn thế giới. Nhiều loại mã độc cực kỳ nguy hiểm và khó lường, ngay cả nhiều chuyên gia công nghệ cũng bị chúng làm đau đầu. Nhìn chung, khi máy tính bị dính mã độc sẽ có những tác hại và hậu quả như sau:

  • Làm chậm tốc độ máy tính: Mã độc xâm nhập vào hệ thống, chiếm dụng tài nguyên và gây tê liệt toàn bộ hệ thống máy tính. Các thiết bị khi bị nhiễm mã độc sẽ hoạt động chậm hơn nhiều so với ban đầu.
  • Tình trạng treo máy tính: Mã độc còn khiến máy tính bị vô hiệu hóa. Người dùng sẽ không thể sử dụng máy tính của mình. Để sử dụng trở lại, người dùng phải bỏ ra một khoản chi phí lớn.
  • Ảnh hưởng đến dữ liệu cá nhân: Tùy vào từng loại mã độc có mục đích và ý đồ khác nhau sẽ ảnh hưởng và phá hoại ở những mức độ khác nhau. Mức độ nhẹ thì chỉ bị xâm nhập vào máy tính và đọc trộm dữ liệu. Trường hợp khác là đánh cắp thông tin để sử dụng cho mục đích phạm pháp hoặc tình trạng “ăn” dữ liệu khiến mọi thông bị đều bị mất.
  • Tác động đến ứng dụng: Những phần mềm độc hại này sẽ tác động lên ứng dụng và phần mềm khác có trên máy tính. Chúng sẽ khiến giao diện thay đổi khi thao tác, tình trạng các cửa sổ quảng cáo liên tục bật lên khiến người dùng khó chịu.
ma doc
Máy tính nhiễm mã độc thường bị đánh cắp thông tin cá nhân

Xem thêm: Gợi ý 18 cách đặt tên thương hiệu online ấn tượng, hiệu quả

Các loại mã độc phổ biến nhất hiện nay

Sự phát triển của mạng máy tính internet khiến cho nhiều rủi ro nguy hiểm xuất hiện ngày càng nhiều. Hiện nay có rất nhiều loại mã độc gây hại cho hệ thống máy tính. Dưới đây là những phần mềm độc hại phổ biến và được nhiều người biết đến nhất.

  • Virus: Đây là loại mã độc nổi tiếng nhất khiến nhiều người lầm tưởng virus và malware là một. Virus chỉ là một dạng mã độc có đặc điểm là khả năng tự nhân bản và lây lan cực kỳ nhanh. Chúng sẽ lây nhiễm lên vật chủ là các chương trình dữ liệu, nếu không phát hiện kịp thời sẽ rất khó dọn sạch hết virus.
  • Spyware (phần mềm gián điệp): Đây là dạng phần mềm chuyên đi thu thập và đánh cắp thông tin cá nhân. Chúng thường được cài đặt bí mật  trong các phần mềm miễn phí hoặc các phần mềm chia sẻ từ Internet. Khi xâm nhập máy tính thành công, chúng sẽ chuyển dữ liệu từ máy người dùng sang máy tính khác.
  • Adware: Đây là dạng phần mềm độc hại được sử dụng cho mục đích quảng cáo trực tuyến bất hợp pháp. Chúng sẽ hiển thị hình ảnh, thông tin quảng cáo rồi ép buộc người dùng phải xem hết. Tuy chúng không gây phá hoại nhưng lại ảnh hưởng đến hiệu năng thiết bị và gây khó chịu cho người dùng.
ma doc
Mã độc Adware sử dụng cho mục đích quảng cáo trực tuyến bất hợp pháp
  • Worm (sâu máy tính): Có khả năng tự nhân bản trên chính nó và lây lan qua mạng internet dưới dạng 1 thực thể độc lập nên hậu quả thường rất nghiêm trọng cho mạng lưới tổng thể. Chúng lây lan qua các lỗ hổng bảo mật của hệ thống máy tính. Hình thức phát tán của worm thường qua email.
  • Trojan horse: Loại mã độc này ngụy trang bằng một phần mềm hợp lệ, tưởng chừng vô hại và có thể hoạt động. Khi xâm nhập thành công, tin tặc sẽ điều khiển máy tính từ xa để biến máy tính thành mạng máy tính ma (botnet) và tiến hành đánh cắp thông tin hoặc hành vi độc hại khác.
  • Browser hijacker: Phần mềm độc hại chuyên sửa đổi trình duyệt web và chuyển hướng dữ liệu. Từ đó thu thập thông tin bất hợp pháp hoặc thực hiện hành vi độc hại qua trình duyệt.
ma doc
Trojan horse ngụy trang bằng một phần mềm hợp lệ, tưởng chừng vô hại

mã độc

  • Rootkit: Dạng mã độc này thực hiện kỹ thuật che giấu danh tính của chúng trong hệ thống hoặc phần mềm antivirus rồi thực hiện hành vi độc hại, khai thác hệ thống thông tin của người dùng.
  • Ransomware: Mã độc này khi lây nhiễm vào máy tính sẽ kiểm soát dữ liệu hoặc chiếm quyền điều khiển máy tính. Sau đó chúng sẽ yêu cầu nạn nhân trả tiền mới khôi phục lại dữ liệu hoặc quyền kiểm soát hệ thống.
  • Keylogger: Phần mềm độc hại này có khả năng ghi lại mọi phím bấm mà người dùng đã ấn trên bàn phím. Sau đó, tin tặc sẽ thu được những nội dung tin nhắn, email, số thẻ tín dụng hoặc mật khẩu của người dùng.
  • Botnet: Máy tính nạn nhân bị cài chương trình mã độc và bị điều khiển thông qua các loại phần mềm độc hại như Virus, Trojan,…Sau đó, máy tính sẽ nằm trong mạng máy tính được tin tặc điều khiển gọi là mạng botnet. Lúc này, máy tính của bạn bị tin tặc đánh cắp thông tin hoặc bị phá hoại nghiêm trọng.
ma doc
Ransomware sẽ kiểm soát dữ liệu hoặc chiếm quyền điều khiển máy tính

Xem ngay: Bật mí cách edit video trên điện thoại siêu nhanh, siêu dễ làm, TẠI ĐÂY

Dấu hiệu nhận biết máy tính bị nhiễm mã độc

Người dùng máy tính cần tìm hiểu những dấu hiệu cho thấy máy tính của bạn đang có nguy cơ bị mã độc xâm nhập hoặc đang ẩn nấp trên hệ thống. Cụ thể như:

  • Máy tính gặp vấn đề về hiệu suất mà không rõ lý do dù gần đây không tải bất kỳ phần mềm mới nào
  • Hệ thống máy tính thường xuyên xảy ra sự cố
  • Sự thay đổi bất thường của trang chủ của trình duyệt hoặc mật khẩu tài khoản
  • Những chương trình lạ đang chạy trên thanh tác vụ hoặc xuất hiện khi khởi động hệ thống

Việc phát hiện sớm các phần mềm độc hại trên máy tính là vô cùng cần thiết nhưng việc này lại phức tạp hơn chúng ta nghĩ. Doanh nghiệp hay cá nhân cần phân tích tài sản mạng để bảo vệ dữ liệu là điều cần làm. Các bạn cần giám sát liên tục, thường xuyên kiểm tra nhật ký hệ thống và dùng các công cụ bảo mật chuyên nghiệp.

ma doc
Hệ thống máy tính thường xuyên xảy ra sự cố

Các hình thức lây nhiễm phổ biến của mã độc

Thông qua phần tìm hiểu những loại mã độc thường gặp ở trên, bạn đọc cũng đã nắm sơ qua về hình thức lây nhiễm của nhiều phần mềm độc hại. Phần lớn chúng sẽ xâm nhập vào máy tính vì sự bất cẩn của người dùng. Khi người dùng chủ quan tải xuống các phần mềm mà không biết bên trong có ứng dụng độc hại đi kèm với nó.

Một số khác lây nhiễm qua việc tận dụng kẽ hở khi xuất hiện lỗ hổng bảo mật trong hệ điều hành hoặc chương trình phần mềm. Ngoài ra, mã độc còn có thể phát tán qua thư điện tử (email). Tin tặc thường gửi các tin tức giả mạo, giật gân hấp dẫn gây tò mò để người đọc mở tệp và tải xuống phần mềm độc hại.

ma doc
Mã độc có thể phát tán qua thư điện tử (email) hoặc phần mềm độc hại trên MXH

Tham khảo: Tìm hiểu chi tiết 3 cách cập nhật WordPress đơn giản mới nhất 2023

Cách phòng chống mã độc để bảo vệ máy tính

Sau khi biết tác hại khôn lường của mã độc, giờ đây bạn cần chủ động trang bị kiến thức để bảo vệ máy tính khỏi chúng. Vậy đâu là cách phòng chống mã độc hiệu quả. Sau đây là một vài biện pháp mà Enweb đề xuất đến bạn tham khảo:

  • Luôn cài đặt và cập nhật liên tục các phần mềm chống virus trên máy tính. Một số phần mềm phổ biến như Kaspersky, CyStack, Bitdefender, Avast, Norton, Bkav,…
  • Sử dụng quyền tối thiểu trên các ứng dụng website nhằm giới hạn quyền hạn của người dùng khác khi muốn truy cập dữ liệu.
  • Thường xuyên cập nhật phiên bản mới nhất từ hệ điều hành. Các bản cập nhật mới nhất sẽ “vá” những lỗ hổng còn sót được phát hiện, tối ưu hóa khả năng bảo mật và khả năng diệt virus tốt hơn.
  • Không nên mở các email hoặc tệp đính kèm lạ, không rõ nguồn gốc, nhất là các file thực thi có đuôi .exe, .dll,…
ma doc
Luôn cài đặt và cập nhật liên tục các phần mềm chống virus trên máy tính

Phương án xử lý khẩn cấp khi phát hiện máy tính bị nhiễm mã độc

Việc đầu tiên khi bạn phát hiện máy tính bị nhiễm mã độc là phải có phản ứng xử lý nhanh chóng nhất để giảm thiểu thiệt hại ở mức tối thiểu nhất. Các bạn cần thực hiện các thao tác như sau:

  • Nhanh chóng ngắt nguồn điện trực tiếp để tắt máy tính.
  • Không được khởi động máy tính lại bằng cách thông thường mà phải khởi động máy từ hệ điều hành sạch khác, ưu tiên hệ điều hành Linux. Sau đó vào kiểm tra thông tin dữ liệu và sao lưu dữ liệu chưa bị mã hóa.
  • Nếu tập tin đã bị mã hóa sẽ tương đối khó giải mã. Một số trường hợp bạn vẫn có thể dùng phần mềm khôi phục dữ liệu như FTK, EaseUs, R-STUDIO,…
  • Sau đó cài đặt lại hệ thống, phần mềm diệt virus và thiết lập chế độ tự động cập nhật phiên bản mới nhất.
ma doc
Cách xử lý khẩn cấp khi phát hiện máy tính bị nhiễm mã độc

Đừng bỏ lỡ: Giao diện là gì? Quy trình thiết kế website chuẩn cho người mới, chi tiết tại https://enweb.vn/giao-dien-la-gi/

Lời kết

Trên đây là bài viết giải đáp chi tiết những câu hỏi liên quan về mã độc. Bạn đọc đã hiểu hơn về sự ảnh hưởng của mã độc, những phân loại mã độc thường gặp, cách phòng chống hiệu quả cũng như phương án xử lý khi không may bị nhiễm phần mềm độc hại. Hy vọng bài viết trên đã cung cấp nhiều thông tin hữu ích đến bạn.

Hãy theo dõi Enweb để thường xuyên cập nhật những tin tức mới thú vị khác nhé. Cảm ơn các bạn và hẹn gặp lại ở những bài viết tiếp theo.