Internal link là gì? 4 Mô hình xây dựng SEO internal link hiệu quả

Internal link là yếu tố vô cùng quan trọng trong các chiến lược SEO website. Nó giúp thương hiệu và những thông tin trên website tiếp cận với khách hàng dễ dàng hơn. Điều này sẽ tác động rất nhiều đến công cụ tìm kiếm, do đó phải có cách thức tối ưu và hướng xây dựng mô hình internal link hợp lý.

Vậy internal link chính xác là gì? Xây dựng SEO internal link như thế nào cho hiệu quả? Cùng Enweb tìm hiểu ngay sau đây.

internal link
Internal link là yếu tố vô cùng quan trọng trong các chiến lược SEO website

Internal link là gì?

Internal link ( liên kết nội bộ) là một liên kết từ trang này sang trang khác cùng 1 tên miền, được sử dụng rất nhiều trong các chiến lược SEO. Internal link giúp điều hướng người dùng từ URL này chuyển sang URL khác để tăng traffic cho website, tạo độ uy tín đối với Bot Google và người dùng. Thông thường, internal link chỉ liên kết trong nội dung trên các trang.

So sánh internal link và external link

Để hiểu hơn về internal link, chúng ta cần làm rõ và có cái nhìn đúng đắn hơn về link liên kết nội bộ, link liên kết ngoài như thế nào nhé.

Internal link (Liên kết nội bộ): Liên kết nội dung dễ dàng, thời gian nhanh chóng, kết quả cao. Giúp tăng độ uy tín, thân thiện với các trang trong một website. Internal link thường xuất hiện ở phần định hướng trong nội dung các bài viết để điều hướng website.

External link ( Liên kết ngoài): Liên kết ngoài sẽ khó kiểm soát hơn liên kết nội bộ. Công việc là truyền tín hiệu từ các trang web khác, điều hướng về trang web của mình để tăng Domain Authority. Đây là liên kết được xuất hiện giữa các chữ trong các nội dung bài viết.

internal link
So sánh internal link và external link

⇒Mời bạn xem thêm: External link là gì? 5 nguồn external link uy tín trong SEO

Lợi ích của link liên kết nội bộ trong SEO

Đối với người dùng, internal link giúp họ dễ dàng tìm hiểu thông tin một cách cụ thể. Với các công cụ tìm kiếm, internal link sẽ giúp hiển thị các đường liên kết, có thể lập chỉ mục trên các trang web.

Do đó, việc tìm kiếm thông tin và dữ liệu trở nên dễ dàng hơn. Nếu bạn biết cách sử dụng internal link hợp lý, Google sẽ hiểu được toàn bộ thông tin mà trang web của bạn muốn truyền đạt.

Đối với website, internal link thiết lập hệ thống phân cấp thông tin trong website của bạn, tạo ra các mối liên kết nhất định giữa các trang web. Giúp đẩy từ khoá lên top, tỷ lệ khách hàng vào trang rồi out giảm đáng kể, tối ưu tỷ lệ chuyển đổi thành khách hàng.

internal link
Lợi ích của link liên kết nội bộ trong SEO

⇒Xem thêm: Top SEO Checklist giúp kiểm tra bài viết chuẩn SEO hiệu quả

Mô hình xây dựng SEO internal link hiệu quả

  • Mô hình Kim tự tháp

Mô hình Kim tự tháp rất thích hợp khi bạn thực hiện SEO trang chủ lên các chuyên mục. Trang chủ sẽ được liên kết các chuyên mục quan trọng được liệt kê trên website một cách hợp lý. Ngoài ra, những chuyên mục không liên quan đến trang chủ cũng được liên kết đến các bài viết có liên quan.

internal link
Mô hình Kim tự tháp rất thích hợp khi bạn thực hiện SEO
  • Mô hình bánh xe

Đây là mô hình sẽ được sử dụng khi bạn muốn SEO nhiều từ khoá trên 1 trang web. Cấu trúc này sẽ giúp đi link đến tất cả các trang con trên website của bạn. Khi bạn thực hiện việc chia đều các trang, việc SEO từ khoá cũng trở nên tốn nhiều thời gian. Tuy nhiên, với mô hình bánh xe thường không được các Bot Google đánh giá cao. Do đó, bạn nên xem xét tình hình trang web của mình và chọn lựa mô hình phù hợp.

  • Mô hình Silo

Khi website của bạn có chứa nhiều từ khoá có chứa nội dung liên quan đến chủ đề chính của website, mô hình Silo sẽ càng tăng tốc độ liên quan của website với Google. Nếu website của bạn có đầy đủ những thông tin để người dùng dễ dàng truy vấn, dĩ nhiên bạn sẽ có những lợi ích tuyệt vời trong tương lai, phát triển thương hiệu, gia tăng doanh số.

Có thể hiểu đơn giản, mô hình Silo phân chia các thứ bậc và sắp xếp nội dung theo từng chuyên mục có liên quan, sắp xếp chúng thành một nhóm để người dùng có sự trải nghiệm tốt hơn.

internal link
Mô hình Silo sẽ càng tăng tốc độ liên quan của website với Google
  • Mô hình SEO internal link cho web

Dưới đây là 4 cách để bạn đặt và kiểm tra internal link bạn cần biết để dễ dàng tối ưu SEO cho website hiệu quả.

Cách 1: Sử dụng các công cụ tìm kiếm và nghiên cứu từ khóa để xác định chủ đề chính

Cách 2: Lập cấu trúc cho website để hình dung phân cấp cụ thể cho trang web

Cách 3: Kiểm tra cấu trúc liên quan đến website, cần xem qua cấu trúc hiện tại của trang web, sau đó chèn link liên kết nội bộ vào bài viết giúp khách hàng có thể nắm được các thông tin cụ thể. Bạn phải củng cố từng chủ đề trang, nắm được các hành vi tìm kiếm của khách hàng.

Cách 4: Đăng các bài viết có từ khoá liên quan đúng mục tiêu đề ra, phải chắc chắn những từ khoá đó đều được liên kết nội bộ khác nhau.

⇒Xem thêm: Hướng dẫn chèn css vào html chuẩn

Tham khảo thêm các liên kết điều hướng khác

Bạn có thể làm nội dung nền tảng bài viết của mình có thẩm quyền hơn bằng cách liên kết các nội dung đó từ trang chủ hoặc điều hướng trên cùng. Bạn nên thực hiện việc này với các bài đăng và các trang quan trọng. Điều này sẽ mang lại nhiều giá trị liên kết cho các trang, bài đăng và sẽ trở nên mạnh mẽ trong mắt Google.

  • Thêm liên kết đến các đơn vị phân loại

Phân loại thẻ và danh mục sẽ giúp người dùng, Google hiểu nội dung của bạn đang truyền tải là gì. Thêm liên kết vào danh mục và thẻ sẽ giúp Google hiểu được cấu trúc website, giúp người dùng dễ dàng điều hướng đến các bài viết liên quan.

internal link
Phân loại thẻ và danh mục sẽ giúp người dùng, Google hiểu nội dung của bạn đang truyền tải
  • Thêm liên kết đến các bài đăng phổ biến

Tạo liên kết nội bộ đến các bài đăngt trên các trang web, đây là cách để liên kết đến các bài đăng phổ biến. Tốt nhất vẫn nên tạo các phần này trong thanh bên hoặc chân trang của website, điều này sẽ khiến chúng xuất hiện trên tất cả các trang và bài đăng.

internal link
Tạo liên kết nội bộ đến các bài đăng phổ biến nhất trên các trang web

Xem ngay: Công ty thiết kế website tại Đà Nẵng

Lưu ý khi xây dựng các liên kết nội bộ

Dưới đây là các lưu ý khi xây dựng các liên kết nội bộ bạn cần quan tâm để có được chiến lược xây dựng internal link một cách hợp lý và hiệu quả.

  • Lưu ý internal link liên kết tới những trang có liên quan
  • Nên đặt trên trang có lượng traffic cao
  • Anchor text nội bộ đa dạng
  • Thiết kế menu trên đầu website
  • Đặt link nội bộ liên quan đến ngữ cảnh để tăng lượng truy cập
  • Đặt link ở chân trang web
  • Liên kết nội bộ chỉ nên đặt từ 3 đến 5 link trong cùng 1 bài
  • Liên kết nội bộ không nên chèn thêm thẻ nofollink, nó sẽ làm giảm mức độ rủi ro khi muốn có thứ hạng cao
  • Không nên sử dụng các từ khoá như “Bấm tại đây”, “Click để dowload”
  • Không nên sử dụng Javascript vì nó không thân thiện với các công cụ tìm kiếm.
internal link
Lưu ý khi xây dựng các liên kết nội bộ đảm bảo cho quá trình SEO website hiệu quả

Xem thêm: Thiết kế web giá rẻ Đà Nẵng

Lời kết

Trên đây là những thông tin về vấn đề internal link và các mô hình xây dựng liên kết nội bộ hiệu quả. Hy vọng với những thông tin hữu ích đó, bạn sẽ có những cái nhìn rõ hơn về link liên kết nội bộ, giúp các chiến lược SEO website đúng đắn và hợp lý hơn.

Hãy theo dõi chúng tôi để không bỏ lỡ những bài viết hay và bổ ích hơn nữa.