Bạn đang muốn tìm hiểu cách tạo zalo business để thử nghiệm nhiều tính năng vượt trội hơn cho doanh nghiệp của mình? Hiện nay zalo đang thắt chặt tính năng của tài khoản cá nhân nhằm tiến hành thu phí và mục đích thương mại. Vậy nên hãy nhanh chóng cùng Enweb tìm hiểu cách tạo tài khoản zalo business để áp dụng ngay cho doanh nghiệp của mình nhé!
Tài khoản zalo business là gì?
Zalo business là tài khoản zalo cá nhân và được sử dụng cho mục đích thương mại. Nếu trước kia zalo chỉ tập trung vào zalo OA cho doanh nghiệp thì nay zalo đã mở rộng sang đối tượng kinh doanh cá nhân.
Tài khoản business zalo còn là công cụ hữu ích trong việc quản lý tài sản của doanh nghiệp trên zalo. Bao gồm các tài khoản zalo OA, ứng dụng ủy quyền của doanh nghiệp. Tài khoản này mang lại nhiều lợi ích vượt trội như cho phép tạo lập và gửi nhiều sản phẩm cùng lúc, tạo sự chuyên nghiệp cho tài khoản bán hàng, tăng độ nhận diện thương hiệu,…
Các gói zalo business đang được cung cấp hiện nay
Nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng, zalo mang đến nhiều gói dịch vụ cho khách hàng quản lý cho phù hợp. Hiện tại đang có 3 gói chính được áp dụng, mỗi gói sẽ có những ưu đãi và đặc quyền khác nhau. Bạn chi càng nhiều ngân sách, sản phẩm của bạn sẽ tiếp cận được tệp khách hàng rộng lớn hơn.
1. Standard (mức phí 2.800 đồng/ngày)
- 60 lượt hiển thị trong kết quả tìm kiếm mỗi tháng
- 60 lượt phản hồi chat với người lạ mỗi tháng
- Hỗ trợ 1500 liên hệ trong danh bạ
2. Pro (mức phí 5.500 đồng/ngày)
- 120 lượt hiển thị trong kết quả tìm kiếm mỗi tháng
- 120 lượt phản hồi chat với người lạ mỗi tháng
- Hỗ trợ 3000 liên hệ trong danh bạ
- Tiện ích hỗ trợ kinh doanh: danh mục sản phẩm, trả lời tự động
3. Elite (mức phí 55.000 đồng/ngày)
- 2000 lượt hiển thị trong kết quả tìm kiếm mỗi tháng
- 2000 lượt phản hồi chat với người lạ mỗi tháng
- Hỗ trợ 5000 liên hệ trong danh bạ
- Tiện ích hỗ trợ kinh doanh: danh mục sản phẩm, trả lời tự động
Xem ngay: Tổng hợp 17 cách để video Tiktok lên xu hướng nhanh nhất
Hướng dẫn cách tạo zalo business đơn giản, nhanh chóng
Để tạo tài khoản zalo business (Zalo Business Account), bạn có thể tham khảo hai cách tạo zalo business được trình bày bên dưới. Các bước hướng dẫn thực hiện được trình bày chi tiết như sau.
Cách cài đặt tài khoản Zalo Cloud Account
- Bước 1: Truy cập vào trang tạo tài khoản zalo business tại https://zns.oa.zalo.me/account/create
- Bước 2: Đăng nhập từ zalo cá nhân rồi bắt đầu Tạo tài khoản Zalo Cloud Account > Điền tên tài khoản Zalo Cloud Account (ZCA). Ưu tiên sử dụng tên tài khoản là tên đăng ký kinh doanh của công ty.
- Bước 3: Kết nối tài khoản zalo OA của doanh nghiệp. Bạn lưu ý chỉ có tài khoản zalo OA đã được xác thực mới được kết nối.
- Bước 4: Kết nối ứng dụng (app).
- Bước 5: Quyền riêng tư và điều khoản. Bạn sẽ đọc và đồng ý với các điều kiện và điều khoản mà zalo đưa ra.
- Bước 6: Hoàn tất.
Cách tạo Zalo Business Account
Các bạn đọc có thể tham khảo cách tạo zalo business account theo những bước hướng dẫn sau đây:
- Bước 1: Truy cập vào Zalo Business Account qua đường link https://business.zalo.me/
- Bước 2: Nhấn vào Khám phá ngay.
- Bước 3: Màn hình xuất hiện 3 gói dịch vụ cho bạn lựa chọn, bao gồm Standard (sắp ra mắt), Pro và Elite (sắp ra mắt). Hiện tại người dùng chỉ có thể sử dụng gói Pro. Thời gian tới, tùy vào cập nhật của zalo và ngân sách của doanh nghiệp mà bạn có thể nâng cấp lên gói chuyên nghiệp hơn.
- Bước 4: Hoàn tất cách tạo zalo business.
Sau đó, bạn vào phần công cụ Business để thiết lập tin nhắn tự động qua các bước như sau:
Vào Trả lời tự động > Chọn Tạo mới > Viết nội dung tin nhắn, chọn thời gian và đối tượng cần gửi > Nhấn Lưu để hoàn tất.
Xem thêm: Mã độc là gì? Phân loại phổ biến và cách phòng tránh mã độc hiệu quả, TẠI ĐÂY
Vì sao doanh nghiệp phải cài đặt zalo business?
Hiện tại, zalo đang ngày càng thắt chặt các tính năng miễn phí ở tài khoản cá nhân. Các tài khoản zalo cá nhân, tức tài khoản phổ thông không cần trả phí đã có những thay đổi ban đầu trong khi sử dụng zalo.
Chẳng hạn, khi dùng zalo trên điện thoại, ở mục cài đặt Quyền riêng tư, phần Nhật ký và khoảnh khắc đã thay đổi. Tất cả tùy chọn người lạ đều chuyển sang màu xám. Điều này đồng nghĩa với việc chủ tài khoản zalo cá nhân không được phép chặn người lạ xem ảnh, bình luận và xem nhật ký như trước đây. Nếu muốn sử dụng tính năng này, người dùng phải cài đặt tài khoản zalo business có trả phí.
Nếu bạn là chủ doanh nghiệp và muốn hoạt động lâu dài trên zalo với mục đích thương mại thì cần cân nhắc đăng ký tài khoản zalo OA và duy trì tương tác với khách hàng.
Đánh giá ưu nhược điểm khi sử dụng zalo business
Để quyết định xem có nên thực hiện cách tạo zalo business cho doanh nghiệp hay tài khoản của mình hay không. Mời bạn đọc tìm hiểu những ưu nhược điểm khi sử dụng tài khoản zalo business được liệt kê ngay dưới đây nhé.
Ưu điểm khi sử dụng zalo business
Các thao tác thực hiện cách tạo zalo business được thực hiện nhanh chóng giúp người dùng sớm trải nghiệm được những lợi ích và ưu điểm của tính năng mới này. Cụ thể như:
- Cơ hội tiếp cận đến hơn 70 triệu người dùng tiềm năng giúp doanh nghiệp quảng bá, bán hàng hiệu quả hơn
- Quá trình tư vấn khách hàng chuyên nghiệp, tạo trải nghiệm mua hàng thân thiện với khách hàng
- Xây dựng niềm tin với khách hàng qua hồ sơ kinh doanh uy tín
- Hỗ trợ người bán trong việc tư vấn, tiếp cận khách hàng trên nền tảng zalo. Với tin nhắn tự động, khách hàng có thể liên hệ cửa hàng bất cứ lúc nào và doanh nghiệp có thể trả lời tin nhắn của khách hàng ngay cả khi vắng mặt.
- Tính năng cho phép xây dựng và gửi đi nhiều sản phẩm cùng lúc giúp bạn tối ưu hóa công việc.
- Cách tạo zalo business giúp chủ doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, chi phí quảng cáo mà vẫn kết nối hiệu quả đến khách hàng tiềm năng. Đồng thời duy trì mối liên hệ với khách hàng cũ một cách dễ dàng.
Tham khảo: Gợi ý 18 cách đặt tên thương hiệu online ấn tượng, hiệu quả
Nhược điểm khi dùng business zalo
Vì là tính năng mới ra mắt nên chắc chắn vẫn còn nhiều nhược điểm và thiếu sót mà người dùng cần cân nhắc.
Phải bỏ thêm chi phí marketing trên zalo
Không phải doanh nghiệp nào cũng có nhu cầu quảng bá, marketing nhiều trên nền tảng zalo. Vậy nên việc bỏ thêm chi phí trong khi doanh nghiệp chưa thực sự có nhu cầu sẽ lãng phí. Bên cạnh đó, nhiều người kinh doanh muốn phát triển thương hiệu trên zalo nhưng chưa hiểu rõ về khách hàng. Khi đầu tư ngân sách vào tài khoản zalo business một cách thiếu chuyên nghiệp sẽ dễ hao hụt chi phí không đáng.
Khó tiếp cận nhóm khách hàng yêu thích sự riêng tư
Trước đây, việc gửi lời mời kết bạn zalo để trở thành bạn bè, trò chuyện trao đổi thông tin là chuyện bình thường. Hiện tại khi bạn sử dụng gói zalo business, tỷ lệ kết bạn sẽ giảm xuống khá nhiều.
Bài viết trên đây là những hướng dẫn cách tạo zalo business và nêu bật lên tầm quan trọng của doanh nghiệp khi cần sử dụng tài khoản business zalo. Nền tảng này đang có những bước đi mới mà người dùng cá nhân và doanh nghiệp phải dần thích nghi và thay đổi. Đồng thời cũng mang lại nhiều cơ hội hơn cho các doanh nghiệp muốn đầu tư chuyên nghiệp vào bán hàng trên zalo.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết và đừng quên bấm theo dõi Enweb để cập nhật nhiều hơn những bài viết hữu ích khác. Hẹn gặp lại các bạn ở những bài viết tiếp theo.