AOV là gì? Thuật ngữ ngữ này khá quen thuộc đối với các hình thức kinh doanh trực tuyến. Đây là yếu tố vô cùng quan trọng trong kinh doanh online, bởi cho dù trang web của bạn có lưu lượng truy cập cao, tỷ lệ chuyển đổi tốt, nhưng nếu AOV luôn ở mức thấp, chắc chắn doanh thu của bạn cũng không thể cải thiện được. Vậy cụ thể AOV là gì? Làm cách nào để nâng cao AOV giúp doanh nghiệp tăng trưởng doanh thu hiệu quả? Cùng EnWeb đi tìm câu trả lời ngay trong bài viết dưới đây nhé!
AOV là gì?
AOV là viết tắt của từ Average Order Value, là giá trị đơn hàng trung bình – số tiền trung bình chi tiêu mỗi khi khách hàng đặt hàng trên website doanh nghiệp. Trường hợp khách hàng đang mua sắm nhiều hơn hay mua các sản phẩm có giá trị lớn hơn, lúc đó AOV sẽ tăng lên. Vì vậy, việc nâng cao chỉ số này là điều mà mọi doanh nghiệp thương mại điện tử cần chú trọng nhằm tăng trưởng doanh thu hiệu quả nhất.
Đừng bỏ lỡ: Cách ẩn tất cả bài viết trên Facebook đơn giản và nhanh chóng
Lý do doanh nghiệp cần đo lường chỉ số AOV
Chỉ số AOV sẽ giúp doanh nghiệp tự đánh giá tổng thể các chiến lược kinh doanh và marketing của mình có được hiệu quả hay không. Giúp tăng phản ánh khách hàng sẵn sàng chi tiêu nhiều hơn cho doanh nghiệp, cho thấy doanh nghiệp đã làm khá tốt trong việc lên kế hoạch, thực hiện mọi chiến lược kinh doanh và ngược lại. Khi AOV giảm, doanh nghiệp cần thay đổi những chính sách kinh doanh phù hợp nhất với thị trường.
Bạn có thể dựa vào chỉ số AOV doanh nghiệp để nhận ra những điểm mạnh và điểm yếu của mình. Dựa vào đó, để có cái nhìn tổng quát về bản thân của doanh nghiệp và thị trường để đặt ra các mục tiêu, chiến lược kinh doanh phù hợp nhất.
Công thức tính giá trị trung bình trên mỗi đơn hàng AOV
Để tính giá trị trung bình trên mỗi đơn hàng AOV, doanh nghiệp có thể sử dụng công thức sau:
Chỉ số AOV được xác định để tính doanh số trên mỗi đơn đặt hàng chứ không phải doanh số trên mỗi khách hàng. Một khách hàng có thể sẽ quay lại nhiều lần để mua hàng, tuy nhiên mỗi đơn đặt hàng sẽ có giá trị AOV riêng biệt.
Ví dụ áp dụng: Giả sử trong tháng 12, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực điện tử có doanh thu trực tuyến là 200000$ và có 1000 đơn hàng. Như vậy chỉ số AOV của doanh nghiệp sẽ là: 200000$ / 1000 = 200$
Xem thêm: Hướng dẫn cách lấy bảng mã màu photoshop nhanh chóng, TẠI ĐÂY
Những điều cần lưu ý khi tính chỉ số AOV
Cho dù ở trong khoảng thời gian nào cũng đều có thể đo lường chỉ số AOV. Mọi doanh nghiệp cần thường xuyên thực hiện đánh giá chỉ số này để đảm bảo cập nhật kịp thời. Tuy nhiên, chỉ số AOV không phải là chỉ số đáng tin cậy nhất đối với các doanh nghiệp đang kinh doanh nhiều mặt hàng. Bởi nó sẽ gây ảnh hưởng từ nhiều yếu tố bất định như: Xu thế thị trường, sự trung thành của khách hàng,…
Ví dụ: Nếu như khả năng giữ chân khách hàng của doanh nghiệp không tốt, tỷ lệ khách hàng trung thành thấp, chỉ số AOV sẽ bị thổi phồng lên cao so với thực tế. Ngược lại, khi lượng khách hàng tăng đột biến vào một thời điểm có thể làm cho chỉ số này thấp một cách đột ngột và bất thường.
Do đó, để đưa ra được các chiến lược chính xác nhất cho doanh nghiệp, các nhà quản lý cần đo lường và tham khảo những chỉ số khác để có thể hiểu rõ hơn về những điều đang xảy ra với doanh nghiệp của mình.
Mã màu xanh nước biển đẹp và đầy đủ nhất, chi tiết: https://enweb.vn/ma-mau-xanh-nuoc-bien/
Những chỉ số quan trọng cần xem xét song song với AOV.
Nếu như các nhà quản lý chỉ dựa vào chỉ số AOV để đưa ra những phương hướng cho doanh nghiệp, sẽ dễ dẫn đến những sai lầm. Sau đây là một số chỉ số quan trọng bạn cần xem xét song song với AOV để nâng cao hiệu quả nhất:
- Doanh thu trọn đời của mỗi khách hàng: Chỉ số này dùng để phản ánh giá trị của mỗi khách hàng thông qua khoảng tiền trung bình họ sẽ chi tiêu trong khoảng thời gian dài. Trường hợp giá trị này quá thấp sẽ đồng nghĩa với việc khách hàng đang có xu hướng giảm số lần mua hàng.
- Chi phí mỗi chuyển đổi (CPC): Đây là chỉ số thường được sử dụng để tham khảo trong lúc phân tích các quảng cáo trực tuyến. Chi phí mỗi chuyển đổi là tỷ số giữa số lần khách hàng tiếp cận với quảng cáo và số lần họ thực sự mua hàng từ quảng cáo đó. Giá trị CPC sẽ được trừ vào giá trị đơn hàng trung bình nhằm hiện lợi nhuận thực trên mỗi đơn hàng.
8 cách tối ưu AOV giúp doanh nghiệp tăng trưởng doanh thu
Sau khi đã tìm hiểu khái niệm AOV là gì cũng như lợi ích của nó mang lại. Có thể thấy việc thúc đẩy khách hàng chi tiêu nhiều hơn khi mua sắm trên website của doanh nghiệp là vô cùng quan trọng. Dưới đây là 8 cách tối ưu AOV giúp doanh nghiệp tăng trưởng doanh thu một cách hiệu quả nhất.
Xác định nhu cầu của khách hàng
Việc xác định nhu cầu khách hàng là vô cùng quan trọng, mọi thứ đều sẽ trở thành thứ cần thiết khi xác định khách hàng đang có một nhu cầu nào đó, từ đó giúp bạn gia tăng giá trị của đơn hàng trung bình cho website của mình.
Bạn cần xác định nhu cầu của khách hàng bằng cách đặt ra các câu hỏi: Những điều thúc đẩy mua hàng? Tại sao khách hàng khao khát sở hữu sản phẩm, dịch vụ bạn đang bán? Làm cách nào để sản phẩm, dịch vụ của bạn thỏa mãn những nhu cầu cụ thể của họ? Thông qua việc xác định được các câu hỏi đó, bạn sẽ biết được cách để điều chỉnh thông điệp, hình thức quảng cáo phù hợp với nhu cầu và mong muốn của khách mua hàng.
Sử dụng hình thức bán chéo sản phẩm bổ sung
Bán chéo hay còn gọi là Cross sale, hình thức này giúp doanh nghiệp gia tăng doanh thu thông qua việc khuyến khích khách hàng mua thêm các sản phẩm, dịch vụ có liên quan khác đến sản phẩm chính mà khách hàng đang quan tâm.
Ví dụ: Bạn đang có nhu cầu mua hũ kem dưỡng, shop sẽ khuyến khích bạn mua kèm theo các sản phẩm khác cùng hãng với sản phẩm bạn đang có nhu cầu, để tăng hiệu quả làm đẹp hơn.
Hình thức bán thêm
Hình thức bán thêm hay còn gọi là Up Sale, tương tự với hình thức bán chéo sản phẩm. Thay vì khuyến khích khách hàng mua thêm các sản phẩm có liên quan, với hình thức Up Sale doanh nghiệp sẽ khuyến khích khách hàng mua thêm một sản phẩm tương tự nhưng lại có giá trị lớn hơn sản phẩm bạn định mua ban đầu.
Ví dụ: Thay vì mua một chiếc máy vi tính đời cũ, nhà sản xuất sẽ khuyến khích bạn chọn mua một chiếc đời mới để có thể trải nghiệm nhiều tính năng hơn và được bảo hành tốt.
Sử dụng hiệu ứng chim mồi
Hiệu ứng chim mồi là việc làm cho khách hàng sẵn sàng bỏ ra một khoản chi phí để mua một sản phẩm đắt hơn mà họ không ý thức được điều đó. Thông thường, khách hàng rất hay lưỡng lự giữa 2 sự lựa chọn là sản phẩm, dịch vụ có giá thấp hơn giúp tiết kiệm chi phí và sản phẩm, dịch vụ có giá cao hơn nhưng mang đến chất lượng tốt hơn. Trong trường này, sự xuất hiện của sự lựa chọn thứ 3 (hiệu ứng chim mồi) sẽ làm thay đổi quyết định khách hàng theo hướng có lợi nhất cho doanh nghiệp.
Xem thêm: Thiết kế website giá rẻ Đà Nẵng
Nâng cao dịch vụ khách hàng
Dịch vụ khách hàng là một yếu tố vô cùng quan trọng ảnh hưởng đến hành vi mua của khách hàng, nhưng đôi khi lại bị doanh nghiệp lại quên mất. Việc tạo ra dịch vụ khách hàng chuyên nghiệp sẽ giúp cho khách hàng có được trải nghiệm thoải mái, vui vẻ hơn khi mua hàng. Nhờ đó khách hàng sẽ có xu hướng mua hàng nhiều hơn.
Hình thức ưu đãi
Với các hình thức ưu đãi sẽ giúp thúc đẩy khách hàng mua hàng với số lượng lớn hơn hoặc có giá trị cao hơn thông qua cách tạo ra các gói ưu đãi đi kèm. Với chiến lược sẽ có lợi cho cả khách hàng lẫn doanh nghiệp, vừa có giúp gia tăng lợi ích của khách hàng vừa làm tăng trưởng doanh thu cho doanh nghiệp.
Chương trình khách hàng thân thiết
Chương trình khách hàng thân thiết là hình thức mà doanh nghiệp cung cấp cho một nhóm khách hàng nhiều sự ưu đãi hơn. Nhóm khách thân thiết là những đối tượng thường xuyên đến mua hàng hoặc mua hàng với giá trị cao hơn. Đây là hình thức không những giúp khuyến khích khách hàng mua hàng thường xuyên hơn mà còn giúp gia tăng khách hàng trung thành cho doanh nghiệp.
Ứng dụng phần mềm quản lý bán hàng CRM
Hiện nay, các phần mềm quản lý bán hàng CRM đang được rất nhiều doanh nghiệp áp dụng trong mọi hoạt động kinh doanh và đã mang đến hiệu quả rõ rệt, giúp tăng trưởng doanh thu, nâng cao doanh số và cải thiện chỉ số AOV cho doanh nghiệp.
Phân hệ CRM góp phần lớn cho sự phát triển lâu dài, bền vững của doanh nghiệp nhờ những tính năng nổi bật sau:
- Giúp quản lý toàn bộ dữ liệu của khách hàng và tự động tổng hợp nhiều nguồn khác nhau giúp doanh nghiệp dễ dàng phân loại, tìm kiếm.
- CRM có thể phân loại, sàng lọc data khách hàng giúp phát triển kịch bản chăm sóc phù hợp, nhằm tối ưu trải nghiệm khách hàng ở mọi điểm chạm
- Tự động tổng hợp những báo cáo về tình hình bán hàng tại doanh nghiệp như tỷ lệ chốt sale, tỷ lệ chuyển đổi khách hàng, doanh thu, từ đó nhà quản trị có được cái nhìn trực quan hơn để đưa ra các quyết định xúc tiến bán hàng phù hợp.
- Công cụ CRM giúp tối ưu các chiến dịch tiếp thị hiệu quả, theo chân của khách hàng trong suốt hành trình mua hàng, từ đó có thể rút ngắn thời gian chốt sale.
Lời kết
Trong bài viết trên, chúng tôi đã cung cấp cho các bạn thông tin AOV là gì, tầm quan trọng cũng như cách tối ưu AOV giúp doanh nghiệp tăng trưởng doanh thu hiệu quả. Có thể thấy chỉ số AOV là yếu tố vô cùng quan trọng giúp kinh doanh hiệu quả mà bạn không nên bỏ qua. Hy vọng những thông tin trên sẽ mang lại nhiều hữu ích cho bạn, nếu còn gì vướng mắt, hãy để lại dưới phần bình luận để được đội ngũ Công ty thiết kế web Đà Nẵng của EnWeb giải đáp sớm nhất!