Địa chỉ IP được cung cấp và quản lý bởi tổ chức IANA – Là tổ chức cấp phát số hiệu Internet trên toàn cầu. Các địa chỉ IP này sẽ tồn tại theo nhiều hình thức khác nhau. IP động, IP tĩnh và IP quốc tế là các hình thức phổ biến nhất. Trong đó IP tĩnh là hình thức được khá nhiều người dùng tìm hiểu và quan tâm. Vậy IP tĩnh là gì? Cách cài đặt nó như thế nào. Cùng Enweb tìm hiểu ngay trong bài viết sau đây nhé!
Tìm hiểu về địa chỉ IP
Địa chỉ IP là gì?
Địa chỉ IP được hiểu là giao thức Internet có tên đầy đủ là Internet Protocol. Đây là địa chỉ đơn nhất có tác dụng kết nối các thiết bị điện tử với nhau trên mạng Internet. Hiểu một cách đơn giản IP giống như một địa chỉ nhà. Nhờ địa chỉ này mà mọi người sẽ tìm thấy và truy cập vào website của bạn.
Cấu trúc địa chỉ IP
Địa chỉ IPv4
Địa chỉ IPv4 dùng 32 bit để mã hóa dữ liệu dưới dạng EFG.HIJ.KMN.OPQ. Các số địa chỉ Ip sẽ được thiết lập bởi đơn vị cung cấp mạng hoặc thiết bị modem gán cho. Ngày nay, do sự phát triển quá nhanh của Internet nên địa chỉ IPv4 đang dần lấp đầy và thời gian còn lại chỉ còn tình bằng tháng.
Địa chỉ IPv6
Để khắc phục tình trạng dần cạn kiệt của IPv4 các nhà cung cấp dịch vụ đã xây dựng thêm giao thức Internet IPv6. IPv6 được mã hóa 128 bit và cung cấp số lượng địa chỉ IPv6 rất lớn có thể lên đến 4 tỷ mũ 5 địa chỉ. Điều này đảm bảo việc cung cấp địa chỉ Ip cho người dùng trên toàn thế giới trong thời gian dài. Song hiện tại quá trình khai thác và sử dụng IPv6 cũng gặp khó khăn hơn so với IPv4.
Xem thêm: Lợi ích khi sử dụng cloud hosting
Địa chỉ IP tĩnh là gì?
Địa chỉ IP tĩnh là gì? IP tĩnh là địa chỉ có cấu hình thủ công và không thể thay đổi theo thời gian. Trái ngược hoàn toàn với IP động có thể thay đổi. Thông thường IP tĩnh được dùng cho cộng đồng hoặc doanh nghiệp để nhiều người có thể truy cập được.
Các thiết bị như Router, máy tính bàn, laptop, điện thoại là những thiết bị sở hữu IP tĩnh.
Xem thêm: Chạy quảng cáo Ads Đà Nẵng chuyên nghiệp
Ưu điểm và hạn chế của IP tĩnh
Ưu điểm
IP tĩnh giúp việc kết nối nhanh hơn vì người dùng không cần phải cấp lại IP mới. Địa chỉ IP tĩnh không thay đổi để giữ cho việc liên lạc và sử dụng thuận tiện
Địa chỉ IP tĩnh phù hợp cho các môi trường có sử dụng nhiều máy tính hoặc máy Fax như doanh nghiệp hay quán Internet. Sử dụng IP tĩnh sẽ hạn chế thấp nhất việc mất dữ liệu đồng thời giúp các máy tính hoạt đồng cùng lúc ổn định hơn.
Khi công ty cài đặt IP tĩnh thì các máy tính trong văn phòng sẽ kết nối với nhau theo địa chỉ IP cũng như kết nối với máy fax hay máy in để việc in ấn dễ dàng hơn. Ngược lại nếu sử dụng IP động sẽ phải mấy thời gian kết nối và cài lại IP trong từng máy khiến các kết nối và công việc bị gián đoạn.
Bên cạnh đó, thông qua IP tĩnh doanh nghiệp có thể quan sát camera hay sử dụng máy fax từ bên ngoài.
Nhược điểm
Bên cạnh những lợi thế đạt được thì IP tĩnh cũng tồn tại những hạn chế nhất định:
Để sử dụng được IP tĩnh, người dùng phải cấu hình các thiết bị thủ công. Các máy chủ và thiết bị từ xa phải thiết lập đúng địa chỉ IP tĩnh và router để có thể giao tiếp và kết nối. Còn IP động chỉ cần cắm router là sẽ có địa chỉ IP qua DHCP.
So với IP động thì tính bảo mật cũng IP tĩnh không được tốt. Vì địa chỉ IP là cố định nên các tin tặc có cơ hội và thời gian để tìm ta các lỗ hổng và tìm cách phá hoại. Còn các IP động vì tính chất thay đổi liên tục cũng sẽ làm khó các tin tặc hơn.
Cách cài đặt IP tĩnh chi tiết
Đa số, các máy tính thường sẽ để địa chỉ IP động. Chính vì vậy, muốn cài đặt IP tĩnh cần phải cài đặt lại,
Bước 1: Vào Network chọn Properties để mở tính Network Connection.
Bước 2: Click chọn “This connection uses the following items”
Bước 3: Chọn “Internet Protocol Version 4 (TCP/Ipv4)” rồi nhấn Properties.
Bước 4: Truy cập vào phần Use the following IP address cà tiến hành cài địa chỉ IP tĩnh cho máy tính. Trong đó, 3 ô đầu tiên là các con số trùng với mạng nội bộ, ô thứ 4 là địa chỉ IP của thiết bị đang sử dụng.
Bước 5: Cuối cùng vào Use the following DNS server addresses để đổi cài đặt DNS và chọn OK để hoàn thành quy trình cài đặt IP tĩnh.
Quy trình chuyển đổi IP tĩnh sang IP động
Bước 1: Click chuột phải vào biểu tượng Network rồi chọn Properties
Bước 2: Tiếp tục chọn Change adapter setting
Bước 3: Click vào Wireless network connection rồi chọn Properties
Bước 4: Thay đổi địa chỉ tại Local area connection
Bước 5: Click đúp chuột 2 lần vào Internet protocol version 4 để đổi IP tĩnh thành IP động
Bước 6: Kích hoạt IP động bằng cách nhập chuột vào ô IP address automatically
Xem thêm: Cách kiểm tra tốc độ hosting chi tiết nhanh chóng hiệu quả
Lời kết
Hy vọng với những chia sẻ của EnWeb đã giúp bạn hiểu hơn về địa chỉ IP nói chung và IP tĩnh nói riêng. Nắm được khái niệm IP tĩnh là gì? Cách cài đặt và chuyển đổi cho máy tính chi tiết. Nếu trong quá trình thực hiện còn vấn đề khó khăn vướng mắc, vui lòng liên hệ với đội ngũ Thiết kế website Đà Nẵng EnWeb để được hỗ trợ chi tiết.