Xây dựng mẫu KPI cho bộ phận kinh doanh là một bước tiến mới của các doanh nghiệp trong việc quản lý và thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp. Bởi mẫu KPI cho bộ phận kinh doanh không chỉ là thước đo hiệu suất công việc của nhân viên mà còn giúp các nhà doanh nghiệp thuận tiện hơn trong việc theo dõi các mức độ hoàn thành và hiệu quả, chất lượng của công việc.
Trong bài viết này, EnWeb sẽ giới thiệu tới cho các bạn 6 mẫu KPI cho bộ phận kinh doanh mới nhất và chính xác nhất.
Mẫu KPI cho bộ phận kinh doanh là gì?
KPI là được viết tắt của Key Performance Indicator, đây là một hình thức đo lường giá trị nhằm để xác định những hiệu quả mà doanh nghiệp đã đạt được đối với mục tiêu kinh doanh cụ thể. Vì vậy, KPI cho bộ phận kinh doanh các bạn có thể hiểu là nội dung làm căn cứ để dựa vào đó đánh giá tình hình làm việc, cũng như chất lượng công việc của bộ phận kinh doanh so với các mục tiêu đã đặt ra trước đó.
Việc xây dựng và áp dụng những mẫu KPI cho bộ phận kinh doanh là cơ sở để xây dựng các chế độ về lương, thưởng, phạt, sa thải cho đến các kế hoạch đào tạo và bồi dưỡng nhân viên. Khi các nhà quản lý đánh giá đúng chỉ số KPI của nhân viên kinh doanh, họ sẽ có động lực làm việc hăng say hơn và nâng cao hiệu quả bán hàng, từ đó làm tăng doanh thu lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Các chế độ thưởng hay phạt phải hợp lý theo kết quả đánh giá KPI sẽ có tác dụng thúc đẩy hiệu suất làm việc của bộ phận kinh doanh trở nên hiệu quả hơn và nâng cao năng suất lao động.
Xem thêm: Website giá rẻ Đà Nẵng
Mẫu KPI cho bộ phận kinh doanh mới nhất hiện nay
Số contacts mới
Số contact mới là một chỉ tiêu quan trọng hàng đầu trong mẫu KPI cho bộ phận kinh doanh. Đây là chỉ số KPI mà những nhà quản lý cần phải thường xuyên nắm bắt.
Nhìn vào các chỉ tiêu này, các nhà quản lý sẽ nắm được những tỷ lệ chuyển đổi trong tuần, trong tháng, con số tăng hay giảm hơn so với đợt trước, đội ngũ nhân viên đã làm tốt chưa, đã liên hệ khách hàng hay chưa,…
Từ đó sẽ đánh giá đúng và chính xác được những hiệu quả bán hàng đã đạt được và lý do của sự tăng hoặc giảm doanh số bán hàng để có thể đưa ra các hướng giải quyết kịp thời.
Xem ngay: Cách làm poster trên điện thoại phổ biến
Chi phí bỏ ra để tìm kiếm khách hàng mới
Một trong những chỉ số mà không thể nào thiếu mặt trong mẫu KPI cho bộ phận kinh doanh đó chính là chi phí đã bỏ ra để có được khách hàng mới. Các nhà quản lý sẽ dựa vào chi phí này để điều chỉnh cũng như thay đổi cách tiếp cận với khách hàng.
Thông qua các chỉ số KPI của bộ phận kinh doanh, nhà quản lý sẽ biết được nhân viên nào có thành tích tốt hơn thông qua việc so sánh tỷ lệ chuyển đổi giữa các nhân viên với nhau. Từ đó có thể đưa ra những giải pháp điều chỉnh và thay thế nhân sự mới kịp thời.
Doanh số bán hàng theo địa điểm
Việc các nhà quản lý so sánh doanh số bán hàng ở nhiều địa điểm khác nhau trong cùng một giai đoạn sẽ giúp xác định được đâu mới là khu vực tiềm năng để phát triển kinh doanh.
Trong một vài trường hợp cụ thể thì giám đốc và CEO sẽ sử dụng KPI để làm căn cứ cho việc kiểm soát nguồn cầu của khách hàng và tìm ra lời giải cho sự chênh lệch về doanh số giữa các địa điểm khác nhau.
Mức giá của đối thủ đưa ra
Việc so sánh và tìm hiểu đối thủ sẽ giúp các nhà doanh nghiệp nhận biết đâu là thời điểm thích hợp để đưa ra những chương trình khuyến mãi nhằm thu hút được khách hàng tốt hơn.
Xem thêm: 5 cách thu hút khách hàng hiệu quả
Mức độ tương tác với khách hàng hiện tại
Trong hoạt động kinh doanh, việc xây dựng và duy trì mối quan hệ tốt với khách hàng là một điều cực kỳ quan trọng đối với các doanh nghiệp. Thông qua việc thường xuyên giữ liên lạc với khách hàng và đề xuất những giải pháp nhằm giải quyết các khó khăn khi dùng sản phẩm, dịch vụ, lúc đó người bán hàng sẽ nhận được sự tin tưởng của rất nhiều khách hàng.
Việc doanh nghiệp hay người bán giữ chân khách hàng quen thuộc sẽ dễ dàng và đơn giản hơn trong việc thu hút khách hàng mới.
Đo lường sự hài lòng của khách hàng
Để “giữ chân khách hàng” cũng như mở rộng được thị trường và tăng số lượng khách hàng tìm đến doanh nghiệp thì bắt buộc cần phải cũng cố và gia tăng mức độ hài lòng của khách hàng đối với sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp đó.
Nhờ vào việc đo lường sự hài lòng của khách hàng mà các doanh nghiệp có thể nắm được những nhu cầu cũng như những mong muốn của lượng khách hàng cũ. Và bên cạnh đó, tiếp tục phát huy và đưa sản phẩm của doanh nghiệp đến với những khách hàng mới.
Một số lưu ý khi sử dụng mẫu kpi cho bộ phận kinh doanh
Các nhà quản lý, các nhà doanh nghiệp cũng cần phải nắm rõ một số lưu ý khi sử dụng mẫu KPI cho bộ phận kinh doanh, như sau:
- Thiết lập KPI dựa trên số lượng những người bị ảnh hưởng và chịu tác động bởi chỉ số đo lường đó.
- Chỉ số đo lường phải khách quan và không dựa trên các ý kiến chủ quan.
- Bắt nguồn từ chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp và tập trung vào sự cải tiến.
- Được xác định rõ ràng, đơn giản và dễ hiểu.
- Cần cụ thể và có liên quan trực tiếp tới một mục tiêu cụ thể.
- Cần nhất quán (để có thể tiếp tục duy trì và cải tiến trong tương lai)
- Phù hợp với thực tiễn của doanh nghiệp và mang tính khả thi cao.
- Cung cấp thông tin phản hồi kịp thời và chính xác nhất.
- Phản ánh chuẩn xác về quy trình kinh doanh của doanh nghiệp.
Xem thêm: Thiết kế website chuẩn seo tại Đà Nẵng
Lời kết
Xây dựng mẫu KPI cho bộ phận kinh doanh không phải điều dễ dàng. Vậy với bài viết này, thông qua những chia sẻ ở trên, chúng tôi hi vọng đã giúp các bạn có thêm những gợi ý hữu ích để có thể xây dựng những mẫu KPI cho bộ phận kinh doanh chuẩn nhất.
Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết này và hãy tiếp tục đồng hành cùng EnWeb trong những bài viết tiếp theo nhé!