Tìm hiểu về hệ thống phân giải tên miền – DNS là gì?

Các máy tính hay thiết bị mạng thường kết nối với nhau qua địa chỉ IP, là một địa chỉ bao gồm các chữ số và ký tự khó nhớ đối với người dùng khi muốn liên lạc với các thiết bị khác. Nên tên miền đã được giới thiệu và giúp người truy vấn có thể dễ dàng kết nối với những thiết bị khác nhau. Vậy làm sao để từ việc chúng ta sử dụng tên miền nhưng vẫn có thể liên lạc được với các thiết bị mạng qua IP. Cùng đội ngũ Thiết kế website Đà Nẵng Enweb tìm hiểu về Hệ thống phân giải tên miền (DNS) một thuật ngữ phổ biến và được biến đến rộng rãi bởi chức năng tối ưu mà nó mang lại nhé!

Giới thiệu chung về hệ thống phân giải tên miền – DNS

Hệ thống phân giải tên miền – DNS là gì?

Hệ thống phân giải tên miền (Domain Name System) – DNS là một hệ thống trung gian giúp chuyển đổi tên miền thành địa chỉ IP để các thiết bị mạng có thể liên lạc với nhau. DNS giúp chúng ta giao tiếp với máy tính một cách dễ dàng hơn bằng tên miền, kết nối nhanh chóng và chính xác đến địa chỉ được truy vấn.

Về cơ bản hệ thống phân giải tên miền (DNS) giống như một “danh bạ của Internet” ta không mất thời gian để ghi nhớ số điện thoại mà chỉ cần tìm kiếm tên của người đó là ta đã có thể liên lạc một cách đơn giản và nhanh chóng.

he thong phan giai ten mien 1
Tìm hiểu về hệ thống phân giải tên miền – DNS

Tìm hiểu thêm về sử dụng tên miền cho website TẠI ĐÂY

Các DNS phổ biến nhất hiện nay

Cùng tìm hiểu về một số hệ thống phân giải tên miền phổ biến nhất hiện nay mà bạn có thể tìm thấy. Theo cập nhật mới nhất tháng 6/2023 từ Chris Selph về danh sách top những DNS công khai và miễn phí tốt nhất bao gồm:

he thong phan giai ten mien 2
Danh sách top các DNS phổ biến tháng 6/2023

Xem thêm: Bí quyết chuyển tên miền không làm ảnh hưởng đến thứ hạng Website

Cơ chế hoạt động của hệ thống phân giải tên miền – DNS

Hệ thống phân giải tên miền (DNS) hoạt động theo cấu trúc nhất định và từng bước cụ thể. Bước đầu tiên gọi là DNS query – là yêu cầu được gửi từ thiết bị máy tính người dùng (DNS client) để yêu cầu địa chỉ IP của máy chủ/ trang web (DNS server) mà người dùng muốn truy cập hay liên lạc.

Sau đó bên DNS server sẽ tiến hành tìm và rà soát thông tin phân giải trong Filehosts – một file text trong hệ điều hành chịu có nhiệm vụ chuyển hostname thành địa chỉ IP. Nếu không thấy thông tin về mã IP đó, nó sẽ tìm trong bộ nhớ Cache.

  • Trường hợp nếu DNS server tìm thấy các thông tin từ Filehost hay Cache thì sẽ gửi lại và phải hồi đến máy tính người dùng (DNS client). Cho phép người dùng truy cập vào website đó.
  • Trường hợp nếu DNS server không tìm thấy thì không thể phản hồi địa chỉ, người dùng không truy cập được vào website và sẽ thấy mã lỗi hiển thị.
he thong phan giai ten mien 3
Cơ chế hoạt động của hệ thống phân giải tên miền – DNS

Những lưu ý khi sử dụng DNS

Khi sử dụng DNS thì đây cũng là nơi các hacker có thể sử dụng để đánh cắp những thông tin cá nhân, email, thông tin ngân hàng của bạn. Vì vậy khi truy cập vào các website phải cẩn thận tránh những website giả mạo, các đường link độc hại, phần mềm không rõ nguồn gốc.

Trong các trường hợp sử dụng DNS của nhà cung cấp mạng như Viettel, FPT,… nên bạn thường không cần phải điền địa chỉ DNS vào kết nối mạng của mình. Nhưng nếu các mạng có vấn đề hoặc quá yếu bạn có thể cân nhắc thay đổi DNS để có trải nghiệm tốt hơn. Vì mỗi DNS sẽ có tốc độ khác nhau nên bạn cũng có thể tự chọn các DNS server riêng để tối ưu nhất.

Các loại DNS Server phổ biến và vai trò của chúng

DNS recursive resolver (DNS recursor)

DNS recursive resolver là điểm dừng đầu tiên trong truy vấn DNS. Máy chủ này được xem như người trung gian giữa DNS client và DNS nameserver. Nó đóng vai trò nhận và trả thông tin cho trình duyệt để hệ thống tìm được đúng thông tin truy vấn.

Sau khi nhận được truy vấn từ DNS client, DNS recursive resolver sẽ phản hồi với dữ liệu được lưu trong bộ nhớ Cache hoặc gửi yêu cầu tới root nameserver, tiếp theo là gửi một yêu cầu khác đến TLD nameserver, sau đó là một yêu cầu cuối cùng tới authoritative nameserver. Sau khi nhận được phản hồi từ authoritative nameserver chứa địa chỉ IP được yêu cầu, DNS recursive resolver sẽ gửi phản hồi cho client.

DNS recursive resolver đóng vai trò như một nhân viên chăm chỉ và liên lạc với các server khác để gửi thông tin trình duyệt người dùng.

Root nameserver

Root nameserver – là máy chủ “gốc”, được cấu trúc theo một hệ thống phân cấp. Root nameserver có thể trả lời trực tiếp các truy vấn cho các bản ghi được lưu trữ hoặc lưu trong bộ nhớ cache trong vùng gốc. Nó cũng có thể chuyển các yêu cầu khác đến máy chủ Top Level Domain Server (TLD) thích hợp.

Root nameserver là server quan trọng nhất của hệ thống Internet, trình duyệt web và nhiều công cụ Internet khác sẽ không thể hoạt động nếu không có chúng.

he thong phan giai ten mien 4
4 loại DNS Server phổ biến nhất hiện nay

Top-level domain server (TLD nameserver)

TLD nameserver duy trì thông tin cho tất cả các tên miền có chung phần miền mở rộng, chẳng hạn như “.com”, “.net” hoặc bất cứ thứ gì xuất hiện sau dấu chấm cuối cùng trong URL. Ví dụ khi được gửi truy vấn đến máy chủ tên .com TLD, máy chủ sẽ phải hồi đến máy chủ có thẩm quyền cho miền đó. 

Các máy chủ định danh TLD được quản lý bởi Tổ chức cấp phát số hiệu Internet (IANA). Máy chủ TLD được chia thành hai nhóm chính:

  • Generic TLDs (gTLDs): đây là những miền không dành riêng cho quốc gia, một số generic top-level domain nổi tiếng như .com, .org, .net, .edu, …
  • Country-code TLDs (ccTLDs): bao gồm các tên miền nào dành riêng cho một quốc gia như .vn, .uk, .jp, .kr, …

Authoritative nameserver

Khi DNS recursive resolver nhận được phản hồi từ TLD nameserver, phản hồi đó sẽ hướng recursive resolver đến authoritative nameserver. Đây thường là bước cuối cùng của recursive resolver trong quá trình tìm địa chỉ IP. Authoritative nameserver chứa thông tin dành riêng cho tên miền mà nó phục vụ (ví dụ: google.com) và cung cấp cho DNS recursive resolver địa chỉ IP được tìm thấy trong bản ghi của nó.

Xem thêm: Chạy quảng cáo Google tại Đà Nẵng

Lời kết

Đó là một số thông tin và kiến thức về Hệ thống phân giải tên miền (Domain Name System) mà Enweb muốn chia sẻ đến bạn. Qua đó cũng có thể thấy được DNS rất quan trọng đối với người dùng. Nó là cầu nối giúp người dùng và các thiết bị mạng liên lạc được với nhau.