Bài SEO có gắn link cho từ khóa không? Câu trả lời là có, bạn cần gắn link nội bộ (internal link) và liên kết ngoài (external link) để tối ưu trải nghiệm người dùng và hỗ trợ các công cụ tìm kiếm lập chỉ mục nhanh chóng hơn. Vậy vai trò của link liên kết là gì? Cách chèn link thế nào chuẩn SEO? Hãy cùng Quảng Cáo Siêu Tốc tìm hiểu ngay nhé!
Link liên kết là gì?
Link liên kết là một đường dẫn đến các trang trong cùng 1 website hoặc ngoài website. Khi click vào, người dùng sẽ được dẫn tới một bài viết hoặc landing page chủ đích nào đó. Link liên kết thường được chèn trong keyword hoặc hình ảnh, nhằm giải thích thêm ý nghĩa của đoạn văn đó hoặc giới thiệu một nội dung khác có liên quan.
Vai trò link liên kết (internal link)
- Ảnh hưởng thứ hạng website: Internal link trong content cho thấy sự liên kết trong nội bộ trang web. Trong khi đó, outbound link làm tăng độ uy tín của website đối với Google, giúp cải thiện thứ hạng trên kết quả tìm kiếm.
- Điều hướng website: Khi người dùng muốn tìm hiểu sâu một nội dung tại trang này và nhìn thấy link liên kết đến một bài viết chi tiết. Họ sẽ nhấp vào và được điều hướng đến các trang nội bộ trong web. Giúp tăng thời gian onsite, tăng traffic cho các bài liên quan. Đây là một phương pháp hữu ích mà các dịch vụ SEO traffic thường dùng để cải thiện lưu lượng truy cập cho khách hàng.
- Tăng tỷ lệ chuyển đổi: Thông thường lượng khách hàng đổ về các trang bán hàng đến từ nhiều nguồn. Ngoài lưu lượng truy cập trực tiếp, người dùng còn được điều hướng từ các bài tin tức, blog thông thường. Vì thế, bạn có thể gắn link đến các bài chốt sale, giới thiệu sản phẩm để gia tăng tỷ lệ chuyển đổi.
- Thúc đẩy hành động: Sử dụng internal link như một điểm nhấn trong bài viết giúp thu hút người dùng. Khi xây dựng nội dung, hãy cố gắng đưa vào những dẫn chứng thuyết phục để dẫn dắt người dùng hành động như điền form, gọi điện, thêm vào giỏ hàng,…
Bài SEO có gắn link cho từ khóa không?
Việc gắn link trong bài viết SEO là bước cực kỳ quan trọng và không thể thiếu. Liên kết được chèn được chia làm hai loại chính gồm:
1. Gắn link liên kết nội bộ (internal link)
Đây là những liên kết dẫn từ trang này đến các trang khác trong cùng một website. Internal link giúp tạo sự kết nối giữa các trang lại với nhau, hỗ trợ công cụ tìm kiếm hiểu được cấu trúc trang web. Từ đó cải thiện trải nghiệm người dùng và khả năng lập chỉ mục trang.
Khi sử dụng liên kết nội bộ, bạn cần gắn link vào các từ khóa mục tiêu (anchor text). Đồng thời, chèn các từ khóa đó một cách tự nhiên vào nội dung content và hữu ích với người đọc. Cung cấp thông tin một cách chi tiết hơn về vấn đề nào đó trong bài.
2. Gắn link liên kết ngoài (external link)
Đây là các liên kết từ website của bạn đến các trang web khác. Mục đích của external link là giới thiệu nguồn tham khảo, những bài viết có liên quan hoặc những tài liệu hữu ích khác.
Việc sử dụng liên kết ngoài tuy có thể làm tăng sức mạnh và uy tín cho website nếu được dẫn từ một trang web uy tín, minh bạch. Tuy nhiên, nếu nguồn liên kết không uy tín, có dấu hiệu spam hoặc nội dung không hợp lệ sẽ khiến web của bạn bị ảnh hưởng xấu và tụt giảm thứ hạng.
Do vậy khi dẫn link, hay lưu ý tìm kiếm những trang web có độ tin cậy cao và có chủ đề liên quan với website của mình nhé.
Ngoài ra, để cung cấp nội dung chất lượng cho người dùng và cải thiện điểm SEO. Hãy chèn từ khóa có chứa link một cách tự nhiên vào bài, không nhồi nhét quá nhiều để tránh bị Google xem là spam và banned.
Cách chèn link nội bộ chi tiết
Một số lưu ý khi chèn link nội bộ, giúp bạn tối ưu hóa bài viết chuẩn SEO gồm:
1. Chọn anchor text có ý nghĩa
Anchor text là đoạn chữ dùng để gắn link trong 1 bài viết. Để tránh làm ảnh hưởng trải nghiệm người dùng, giúp họ dễ dàng nhận biết đó là một đường link có thể cung cấp thêm những thông tin chi tiết về chủ đề mà họ đang tìm. Bạn cần lựa chọn các anchor text có ý nghĩa, ví dụ như: xem thêm, cách viết bài chuẩn SEO, marketing online… hoặc từ khóa “dịch vụ SEO traffic” và “Quảng Cáo Siêu Tốc” ngay trong bài viết này.
2. Thiết lập tùy chọn mở trang đích
Khi người đọc nhấn vào liên kết, bạn sẽ có khoảng 3 phương thức để hiển thị trang đích với họ như: same window – mở liên kết tại cửa sổ hiện tại, new tab – mở liên kết tại tab mới, new window – mở liên kết tại cửa sổ mới.
Để giúp người dùng dễ dàng theo dõi thông tin và quay lại trang cũ khi cần, new tab luôn là lựa chọn hàng đầu mà bạn nên cân nhắc.
3. Vị trí chèn liên kết
Liên kết nằm ở những vị trí đầu bài sẽ dễ dàng thu hút người đọc cũng như công cụ tìm kiếm hơn. Tuy nhiên, bạn vẫn nên cân nhắc đến sự tự nhiên và hợp lý khi chèn liên kết để tránh gây khó chịu cho người đọc và tăng tỷ lệ click vào đường dẫn.
Kết Luận
Sau bài viết trên chắc hẳn bạn đã có được câu trả lời cho ‘bài SEO có gắn link cho từ khóa không?” rồi phải không nào? Hy vọng những thông tin mà chúng tôi cung cấp sẽ giúp ích cho bạn trong việc chèn link liên kết khi triển khai content marketing cho web nhé!
Tham khảo thêm: SEO Offpage là gì? Cập nhật kỹ thuật SEO offpage hiệu quả 2023